hợp đó, hãy giúp trẻ – bằng lời khuyên hay câu hỏi – nhưng hãy để trẻ tự lựa
chọn mục tiêu cho mình.
Thỉnh thoảng, mục tiêu cần và nên được xem xét lại và điều chỉnh. Nếu trẻ
tiến nhanh hơn lịch trình, nhiệm vụ cần được đẩy lên một mức cao hơn; hoặc
ngược lại, thời gian biểu cần thưa hơn vì trẻ phải chịu áp lực quá lớn. Tuy
nhiên, đừng thu nhỏ mục tiêu quá sớm. Không có gì tuyệt vời hơn sự cố gắng
cho phép chiến thắng hoàn cảnh và đạt được những mục tiêu rất tham vọng.
4. Trẻ nên viết ra mục tiêu của mình
Tôi thích thấy bọn trẻ lưu mục tiêu của mình vào máy tính. Mục tiêu được
viết thành lời sẽ in vào trong trí óc trẻ, trở thành động lực thúc đẩy bên trong
bản thân chúng. Mục tiêu đã viết ra hay lưu lại trong máy tính sau này là công
cụ có giá trị rất lớn để kiểm tra chính mình. Khi phải đấu tranh vì mục tiêu
mới, có thể trẻ sẽ tự tin hơn khi được xem lại những chiến công trong quá khứ
của mình.
5. Nên dán bảng mục tiêu lên gương phòng tắm và cửa tủ lạnh
Như thế, trẻ sẽ luôn nhớ đến mục tiêu mình muốn phấn đấu và sẽ liên tục
củng cố động lực của mình.
6. Mục tiêu nên được thông báo cho cha mẹ, huấn luyện viên, bạn bè và
người thân
Tôi thật sự tin bọn trẻ nên công bố rộng rãi mục tiêu của mình – tới ông bà,
bạn bè, thầy giáo, cố vấn và huyến luyện viên. Nhờ đó trẻ sẽ nhận được sự hỗ
trợ từ mọi người, và trẻ sẽ cần đến sự hỗ trợ đó.
Hãy đơn cử một ví dụ nhé. Nếu bạn nói với cô giáo tiếng Anh của mình:
“Thưa cô Clark, em cần phải có tổng kết trung bình là bốn để được nhận vào
trường đại học Michigan, và em bắt buộc phải được điểm 10 ở môn tiếng Anh
của cô. Đó sẽ là mục tiêu mục tiêu của em và em sẽ cố gắng hết sức. Cô có
thể giúp em không ạ?“, cô Clark sẽ làm gì? Tôi đánh cuộc là cô ấy sẽ làm tất
cả những gì trong khả năng của mình để giúp và hướng dẫn bạn cách học sao
cho có được điểm 10.