mặn (salted black beans- có bán tại những tiệm chập phô của người Hoa), được rửa sạch trong nước
lạnh và để ráo; 2 tép tỏi lớn đập nập, hai muỗng dầu gừng; một muỗng dầu mè đen; 2 muỗng nước sốt
đậu nành (say sauce); 2 muỗng đường; một muỗng ớt đỏ, 2 muỗng hành ascalon vằm nhỏ (chopped
scallions); và 1/4 cốc rượu trắng. Nấu đến khi sôi và cho đến khi bông broccoli dòn nhẹ. Mở nắp cho
bay hơi đi phần lớn nước sốt và lật qua lật lại miếng broccoli cho thấm với nước sốt đậu đen trước
khi ăn (với cơm trắng nếu bạn muốn).
Dĩ nhiên, có điều cần lưu ý về những sản phẩm thực phẩm của siêu thị: nó có thể có chất độc, chúng
không được nuôi dưỡng bằng thiên nhiên mà bằng thương mại canh nông. Tôi sẽ mổ xẻ vấn đề này chi
tiết hơn ở chương sau và sẽ chỉ cho bạn cách tự phòng ngừa lấy bản thân. Điều quan trọng là phải rán
kiếm thực phẩm không có chất hóa học và biết những loại nào dễ bị ô nhiễm nhất.
- Chất Sợi (Fiber)
Chất sợi là chất bã không tiêu hóa được (indigestible residue) nằm trong thực vật mà chúng ta ăn,
chúng làm bằng carbo-hydrates là một thứ chất quá phức tạp về mặt hóa học cho những hệ thống tiêu
hóa của chúng ta. Chất sợi vừa đủ trong thức ăn làm cho chuyện tiêu hóa sức khỏe tốt hơn, giúp chúng
ta đi cầu thoải mái và làm tăng tiến môi trường sinh hóa (biochemical) ở ruột già. Vài loại chất sợi
cũng giúp ích cho hệ thống tim mạch bằng cách giúp cơ thể giảm bớt chất cholesterol. Những người
dùng ít chất sợi có tỷ lệ bị ung thư ruột cao hay ngược lại. Nếu bạn không ăn đủ chất sợi, hệ thống tiêu
hóa của bạn không hoạt động hết sự hữu hiệu của nó, và như thế có thể làm hại đến khả năng lành lặn
trong vài cách nào đó.
Những nguồn chính của chất sợi trong thức ăn là trái cây, rau, và thóc lúa nguyên. Chất sợi không tan
(insoluble fiber) như cám lúa mì (wheat bran), là một chất điều hòa đường ruột quan trọng. Chất sợi
tan (soluble fiber) trong cám yến mạch (oat bran) giúp giảm chất cholesterol. Nhiều người cần chất
sợi để được nhuận trường thì dùng nó dưới hình thức phụ trội như chất cám hay viên thuốc có chất sợi
bao ngoài. Tôi nghĩ rằng ăn trái cây và rau, thóc lúa, và ngũ cốc (cereal), và bánh mì làm bằng thóc
lúa (whole grains), vốn có nhiều thêm những lợi ích sức khỏe khác.
Sau đây là bảng tóm tắt những đề nghị của tôi về một thực đơn lành lặn:
* Rán ăn ít protein bằng cách giảm bớt thực phẩm có chất béo cao tìm cách cải biến thực đơn những
món ăn sở trường bằng cách cắt phần chất béo đi. Cũng nên thử nghiệm nhịn ăn trong một thời gian và
ăn uống hạn chế.
* Cắt chất béo bão hòa bằng cách ăn ít thực phẩm có nguồn gốc từ súc vật hay không chứa dầu cọ hay
dầu dừa (palm oil coconut oil), margarine, dầu thực vật (vegetable shortenmg), hay dầu được phần
nào hydro hóa (partially hydrogenated oils).
* Đừng dùng dầu thực vật không bão hòa (polyunsaturated vegetable oils) cho chuyện nấu ăn. Chỉ nên
dùng ô liu tốt.
* Học hỏi cách nhận diện và tránh những nguồn axít béo (magarine, dầu thực vật cô đọng, dầu phần
nào bị hydro hóa (partially hydrogenated oils), và những hiệu dầu thực vật dạng lỏng thông thường.)
* Tăng sự tiêu dùng omega-3 trong axít béo bằng cách ăn những loại cá đúng hay cọng thêm dầu gai
dầu (hemp oil) hay những sản phẩm của dầu lanh (flax products) vào thức ăn.
* Ăn ít chất protein của tất cả mọi thứ.
* Cố gắng thay thế thực phẩm có chất protein lấy từ súc vật bằng cách ăn cá và những sản phẩm đậu
nành.
* Ăn nhiều trái cây và rau đủ các loại.
* Ăn nhiều thóc lúa và những sản phẩm làm bằng thóc lúa.
Những lời khuyến cáo trên rất thực tiễn, dễ nhận thấy, và có lẽ khá quen thuộc với bạn. Chúng cũng đủ
quan trọng để lập lại vì chúng là những chất cần thiết căn bản cho một chế độ ăn uống lành mạnh.