ĐỂ LÀNH BỆNH TỰ NHIÊN - Trang 117

với chất shogaols có nhiều hiệu quả chống viêm và giảm đau mạnh mẽ. Vì thế cho nên điều khôn
ngoan là dùng nhiều hình thức của gừng hơn là một, và những người có bệnh phong thấp cùng những
chứng viêm khác có thể đạt nhiều điều lợi ích bằng cách dùng thuốc viên gừng hay bột khô được bày
bán ở tiệm thực phẩm sức khỏe. Gừng không có chất độc, nhưng bạn có thể bị đau bụng nếu bạn dùng
quá nhiều gừng trong lúc bụng trống. Tôi đề nghị bạn nên dùng gừng khi ăn.
Người Việt Nam mình cũng đã thân thiết với gừng từ lâu đời trong gia đình, bởi vậy mới có câu:
Hai tay bưng lấy dĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
Đông y gọi gừng tươi là sinh khương, gừng khô là can khương. Trong gừng có tinh dầu, các chất cay
gingeron, fingerola, shogaola. Sinh khương được dùng làm thuốc chữa bệnh nôn mửa, cảm cúm, nhức
đầu đau nhức toàn thân. Can khương được dùng làm thuốc chữa kiệt lỵ ra máu, lạnh bụng, nôn ọe, có
đờm. Và nếu bạn bị đau bụng lúc nửa đêm thì không gì hơn là uống một ly trà nóng có pha gừng tươi
giã nhỏ trong khi chờ phương tiện chữa trị.
Sau đây là một bài thuốc nam hay về gừng và trần bì (vỏ quýt khô) xin ghi lại để bà con mình dùng khi
hữu sự.
Phương thuốc đơn giản sau đây có thể chữa lành nhanh chóng các chứng bịnh như: đau bụng, lạnh
bụng, trúng thực, tiêu chảy, ói mửa và cảm cúm.
Dược thảo gồm có
* Trần bì ( vỏ quýt khô) 300gr
* Gừng khô 100gr
Hai vị thuốc này có thể mua ở bất cứ nhà thuốc bắc nào. Nếu không có gừng khô thì có thể dùng gừng
tươi, để vỏ, đem nướng vàng, hoặc hơ trên lửa, xong đem xắt nhỏ là dùng được.
Cách Sắc Thuốc
Bỏ trần bì và gừng khô vào rổ, rửa sơ bằng nước lạnh. Cho vào nồi hoặc ấm nấu 1 gallon nước( tùy
theo số người uống nhiều hay ít mà có thể gia giảm lượng thuốc và nước. Nhưng tỷ lệ vẫn là 1 gừng+
3 trần bì).
Để lửa riu riu vừa phải, đun trên bếp từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ cho thuốc sôi và đậm mầu.
Cách Uống Thuốc
Mỗi ngày phải uống từ ba đến bốn chén ăn cơm. Uống càng nóng càng tốt. Uống trước hay sau bữa ăn
đều được cả. Nhưng uống trước bữa ăn thì tốt nhất. Nếu bị tiêu chảy, nôn mửa hay đau bụng, nên uống
nhiều hơn thì mau cầm tiêu, cầm ói. Nếu bị cảm thì cần uống thật nóng, rồi đắp mền nằm nghỉ tỉnh
dưỡng cho mồ hôi xuất ra, càng nhiều càng mau sớm khỏi bệnh. Nếu có thể xông hơi thì xông với dầu
tràm hay khuynh diệp sẽ mau hết cảm.
Chú ý. Nếu lỡ sắc uống bị khô cháy khét thì bỏ đi và nên làm lại thuốc mới. Không nên để thuốc cháy
khét mà uống thì rất có hại (Trích trong báo Văn Nghệ số 1 của tác giả Hồng Hải)
- Trà Xanh (Green Tea)
Trà xanh là một thức uống dân tộc của Nhật Bản, được lấy từ những lá không lên men (unfermented
leaves) của cây trà, trà có tên khoa học là Camellia sinensis. Sự sửa soạn cho trà xanh giống như trà
đen, lá trà được dồn thành từng đống và để "bay hơi" một tiến trình lên men tự nhiên làm lá trà đậm
màu và thay đổi hương thơm và mùi vị của trà. Mới đây những nhà nghiên cứu Y khoa đã khám phá ra
một số tính chất lợi ích cho sức khỏe của trà xanh, có dính líu đến chất catechins của nó, một nhóm
những hợp chất phần lớn bị mất đi trong sự chuyển đổi lên men để biến thành trà đen (Trà Ô long)
(Oolong tea) là một thứ đứng giữa. Nó được bốc hơi phần lớn, kết quả là tạo thành một thứ trà có màu
sắc, mùi vị và chứa chất catechin nằm giữa trà xanh và trà đen). Chất Catechins làm hạ cholesterol và
nói chung là tăng tiến cơ cấu lipid trong cơ thể. Chúng cũng có những chất chống ung thư rõ rệt và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.