thành, già đi rồi chết, thân thể tan biến thành cát bụi, trở về với vũ trụ. Theo người xưa, hay nói theo
dịch học, thì thuở tạo thiên lập địa, vũ trụ chỉ là một khối mù mịt, hỗn độn, nhưng trong cái hỗn độn đó
đã có cái lý vô hình rất linh diệu, cường kiện gọi là Thái Cực. Cái lý ấy vô cùng huyền bí cao diệu,
người siêu việt như Khổng tử mà phải chịu thua, để Thái Cực ra ngoài phạm vi trí thức của con người,
mà chỉ xét cái Động Thể của nó để biết sự biến hóa của vũ trụ. Cái Động Thể ấy được phát hiện ra
bởi hai thể Động, Tĩnh tức âm, Dương, tức Lưỡng Nghi, "Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh
Bát Quái, Bát Quái sanh Vạn Vật. . .” Song, vạn vật dù phức tạp đến đâu, căn nguyên cũng chỉ có Âm
Dương mà thôi. Hễ hiểu được cái lẽ âm Dương ấy là hiểu được cả vũ trụ. Âm Dương luôn luôn khống
chế lẫn nhau, không phải để tiêu diệt mà để nương tựa lẫn nhau mà chuyển hóa trong thế thăng bằng
động (Dynamic equilibnum). Trong mỗi Âm Dương đều có Âm đối lập của nó ở trong, nghĩa là trong
Âm có Dương, trong Dương có Âm. Đó là nguồn gốc của biến hóa tức sự sống; tất cả sẽ bị rối loạn
tiêu diệt nếu các quan hệ đó bị phá vỡ. Âm đại biểu cho Vật Chất (Matter), Dương đại biểu cho Năng
Lượng (Energy). Dương che chở Âm, Âm nuôi dưỡng Dương. Theo nhãn quan khoa học hiện đại thì
Vũ Trụ được bao gồm bởi công thức:
Vũ Trụ = Năng Lượng Biến Hóa Vật Chất
Trong công thức đó Năng Lực là một trạng thái hoán chuyển của Vật Chất mà mọi yếu tố bao gồm bởi
khái niệm Thời Gian. Cả cái Đại Vũ Trụ (Macrocosm) mà ta đang ở, cũng như Tiểu Vũ Trụ
(Microcosm) tức là thân thể ta đang sống, cũng không ra ngoài công thức trên.
Chúng ta đã có khái niệm về âm Dương, bây giờ ta hãy bàn về luật Ngũ Hành trước khi vào chủ đề
Châm Cứu. Người xưa cho rằng Vũ Trụ được cấu tạo bởi năm Động Lực (Forces) căn bản tượng
trưng bởi: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Người xưa cũng lấy quan hệ tương sinh, tương khắc của 5 biểu
tượng đó để giải thích qui luật biến hóa của vạn vật và sự liên hệ bên trong của nó để dần dần biến
thành học thuyết Ngũ Hành. Trong thuyết này có hai định luật chính là:
1) Quan hệ TƯƠNG SINH, có nghĩa là giúp đỡ, sinh trưởng. Trong định luật này, Hành nào cũng có
tương quan hai mặt.”Sinh ra nó" và " Nó sinh ra", cũng có thể gọi là quan hệ Mẹ-Con.
Ví dụ: Mộc sanh Hỏa tức là mẹ của Hỏa, Hỏa sanh ra Thổ, vậy Thổ tức là con của Hỏa. Ta có trình tự
ngũ hành tương sinh: Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ - Kim.
2) Quan hệ Tương Khắc: tức là hạn chế, ngăn ngừa, kiểm soát sự thoái hóa. Cũng như định luật Tương
Sinh, ở đây Hành nào cũng có hai mặt: cái "Khắc nó" và cái "Nó Khắc" Ví dụ Thổ bị Mộc khắc và
Thổ lại khắc Thủy. Ta có trình tự ngũ hành Tương Khắc: Mộc - thổ - Thủy - Hỏa – Kim.
Tổng hợp hai định luật Tương-sinh, Tương - Khắc ta có một quan hệ Chế - Hóa, quan hệ này nói lên
sự tương quan toàn diện, sự thúc đẩy và hạn chế lẫn nhau, sự hoạt động không ngừng để duy trì hoạt
động cân đối, trật tự và thống nhất của toàn bộ cơ thể và vạn vật.
*****
Trên đây là sơ lược về thuyết âm Dương Ngũ Hành, tức là kim chỉ nam của Triết học Đông Phương
cũng như của ngành Đông y, nó được vận dụng trên mặt sinh lý, bệnh lý, chữa bệnh, phòng bệnh, và
châm cứu.
Đến đây chúng ta đã có khái niệm về thuyết âm Dương Ngũ Hành, nhờ đó chúng ta hiểu được thuyết
Kinh Mạch trong thủ thuật Châm Cứu của người xưa. Con người sống trong Vũ Trụ tất nhiên phải chịu
ảnh hưởng của nó, bị chi phối bởi luật âm Dương Ngũ Hành cũng như luật tuần hoàn của Vũ Trụ, theo
một trật tự đối xứng và những chu kỳ rõ rệt. Ví dụ trong Thái Dương Hệ, quả đất chúng ta không ngừng
luân chuyển theo chu kỳ ngày, tháng, năm, bốn mùa v. v. . . Con người chúng ta, đầu đội trời, chân đạp
đất tức là một gạch nối giữa Trời và Đất, là một phần của Vũ Trụ, nên các chu kỳ đó đều phản ảnh
trong sự cấu tạo của cơ thể ta có khoảng 365 huyệt chính, trùng hợp với số ngày của năm; ta cũng có
12 kinh mạch chính, gồm có 6 âm và 6 Dương, trùng hợp với 12 tháng của năm. Vì là một phần của Vũ