Trụ nên mọi biến chuyển của Vũ Trụ đều ảnh hưởng đến ta. Ví dụ điển hình nhất là các cụ lớn tuổi, nếu
có bệnh phong thấp đều biết là các khớp xương cũng như các Phong Vũ Biểu sẽ báo động đau nhức
trước khi thời tiết thay đổi.
Theo Đông y thì cơ thể ta gồm có Lục Phủ Ngũ Tạng. Phủ thuộc Dương, Tạng thuộc âm, mọi Phủ Tạng
đều có một Kinh Mạch âm hoặc Dương điều trợ. Năm Tạng là gan, thận, tim, lá lách và phổi. Trong
năm Tạng đó người ta thêm vào một Tạng thứ sáu là Tâm Bào tức là cái "giáp" bằng năng lượng để
che chở cho tim. Sáu Phủ là túi mật, bọng đái, ruột già, ruột non, bao tử và tâm tiêu. Cơ quan chót này
không có trong cơ thể học Tây y, nó chỉ là 3 ngăn của cơ thể gồm có lồng ngực, bụng trên, và bụng
dưới.
Vận Chuyển Của Khí
12 Kinh mạch chính của Lục Phủ Ngũ Tạng được nối liền nhau bằng một hệ thống trong đó khí lực
(Energy) được luân chuyển hoàn tất một chu kỳ là 24 giờ, bắt đầu từ phổi xuống ruột già, qua bao tử,
sang lá lách, lên tim, xuống ruột non, bọng đái, thận, tâm bào, tâm tiêu, túi mật, qua gan để hoàn tất
chu kỳ và bắt đầu trở lại ở phổi. Sự luân chuyển của khí lực trong Kinh mạch là căn nguyên của tình
trạng khỏe mạnh hoặc bệnh hoạn. Nếu khí lực được luân chuyển điều hòa và âm Dương được quân
bình thì cơ thể ta khỏe mạnh; trái lại nếu sự lưu thông bị ngưng trệ, Kinh mạch bị bế tắc, hoặc sự quân
bình âm Dương bị xáo trộn do sự xâm nhập của tà khí ( Energy Perverse) bên ngoài (như phong, hàn,
thấp, táo, hỏa) hoặc do nội tâm bị kích động ( như thất tình hỉ, nộ, ái, ố, bi, ai, dục) thì cơ thể ta lâm
vào tình trạng bệnh hoạn. Như đã nói ở trên, Kinh mạch là đường lưu chuyển của khí lực âm Dương.
Huyệt là những điểm trên da, nằm dọc theo đường kinh mạch ( hoặc ngoài đường kinh mạch). Nhờ các
huyệt, ta có thể tác dụng trên Lục Phủ Ngũ Tạng bằng nhiều phương thức như châm bằng kim, đốt bằng
ngải, chiếu tia Laser và nhiều phương tiện vật lý khác, áp dụng luật Ngũ Hành để tăng trưởng, bồi bổ
khí lực cho những cơ quan suy yếu; hoặc phân tán các tà khí nơi các cơ quan bị đau, hoặc đả thông
những kinh mạch bị bế tắc, để đem lại sự quân bình giữa âm và Dương, tức đem lại tình trạng vô bệnh
vậy.
Ngũ Hành: Tương Sinh Tương Khắc.
Qua luật Ngũ Hành Sinh Khắc, nếu một cơ quan nào mà khí lực quá suy kém hoặc phù thình, ta có thể
biết trước cơ quan nào sẽ bị ảnh hưởng, ta dùng thủ thuật bổ hoặc tả của châm cứu để duy trì sự quân
bình nội dịch( Homeo-stasis) mà ngăn ngừa các bệnh khởi phát.
Châm cứu là một phương pháp điều trị đòi hỏi sự hiểu biết vững chắc về thuật âm Dương, Ngũ Hành,
Kinh mạch, Huyệt đạo nhưng là một thủ thuật vô cùng giản dị, vô hại, không đau như người ta tưởng,
nếu ta có chút ít kinh nghiệm. Tuy nhiên châm cứu có thể gây ra vài biến chứng như: choáng váng có
thể ngất xỉu, sưng bầm, hoặc nhiễm trùng chỗ châm kim, hoặc phỏng chỗ đốt, và nguy hiểm nhất là có
thể lây những bệnh truyền nhiễm do máu như bệnh viêm gan, bệnh AIDS v. v. . . nếu người châm cứu
không có căn bản vững chắc, không nắm vững phương pháp vô trùng. Có vài trường hợp không nên
châm cứu như đang mang thai, hành kinh, kiệt lực, liền trước hoặc sau khi giao hợp, lúc quá đói hoặc
no, say rượu.
Nói tóm lại, ngành Châm Cứu mặc dù đã phát xuất từ lúc bình minh của nhân loại đã tồn tại qua thời
gian nhờ sự hữu hiệu cũng như những kinh nghiệm phong phú của nó. Nó trở thành huyền bí vì không
được ánh sáng của khoa học soi vào, cho đến các thập niên gần đây các phát minh khoa học mới mẻ,
hiện đại, gọi là Y Khoa Năng Lực ( Energetic Medicine) rất hấp dẫn và hứa hẹn một tương lai rực rỡ
cho những ai chịu bỏ những thành kiến để nhìn vấn đề một cách khách quan và bỏ công nghiên cứu.
Năm 1975, các khoa học gia đã khám phá ra các chất Endorphine và Kefline, một loại ma túy 100 lần
mạnh hơn chất Morphine trong sự chống lại đau nhức, được cơ thể tiết ra khi châm cứu. Người ta còn
nhận thấy các chất như Serotonine và Norepinephrine (Neurotransmitters) tác dụng trong sự giao tiếp