phận cơ quan chỉ căn cứ vào dược liệu hoặc giải phẫu để chữa trị từng bộ phận hoặc cơ quan bị đau.
Phẫu thuật Tây y tiến bộ đến độ có thể thay ghép tim, thận, gan, phổi v. v. . . xem con người như một
cái máy mà người ta có thể sữa chữa hoặc thay thế từng bộ phận. Về phương diện kỹ thuật thì đây là
một thành công tuyệt vời một niềm hãnh diện cho Tây Y, nhưng Tây Y vẫn chưa đạt được Vương Đạo
mà vẫn còn quan niệm đau đâu chữa đó, hư đâu thay đó. Đông Y có cái nhìn bao quát hơn, quan niệm
con người là một thực thể mà cơ thể và tinh thần là một thể đồng nhất có một tương quan mật thiết với
môi sinh và vũ trụ chung quanh. Đông Y tìm cái gốc của bệnh, cho rằng cái căn nguyên của nó còn
quan trọng hơn các triệu chứng phát hiện trên bệnh nhân, khi tiến được căn nguyên để dứt nó đi, tức là
mọi triệu chứng bệnh lý đương nhiên biến mất. Đông y, ngoài việc dùng dược thảo, châm cứu để chữa
trị, còn cho con người một triết lý sống hợp với cái Đạo, tức là cái Lý của vũ trụ, để có được sự quân
bình của âm Dương, có được tình trạng vô bệnh hoạn, tức hợp với Vương Đạo vậy.”
Y Khoa Ấn Độ (Ayurvedic Medicine).
Là một trong những hệ thống Y khoa cổ nhất trên thế giới, cách chữa bệnh theo lối Ấn Độ trở nên phổ
biến rộng rãi ở Tây phương. Những người hành nghề chẩn đoán bằng cách quan sát bệnh nhân, hỏi han
họ, sờ họ, và chẩn mạch. Với những tin tức này, người hành nghề có thể xếp người bệnh vào trong một
trong ba loại bệnh và rồi tới những loại dưới khác nhau. Cách phân loại này đề ra những cách cải tiến
cách ăn uống và sự lựa chọn phương cách chữa bệnh. Những phương thuốc theo cách Ấn Độ đa số là
dược thảo, lấy từ vườn thực vật dồi dào mênh mông của lục địa ấn, nhưng cũng bao gồm những thành
phần lấy từ súc vật và chất khoáng, ngay cả bột đá quý (powdered gemstones). Những cách điều trị
khác bao gồm tắm hơi và đấm bóp bằng dầu.
Mặc dù những dược thảo Ấn Độ ít được biết đến bên ngoài Ấn Độ và một số đang được nghiên cứu
bởi những phương pháp tân tiến, có rất nhiều loại có giá trị chữa trị lớn lao. Chẳng hạn như cây
guggul (có tên khoa học là Commiphora mukul), là một loại cây có truyền thống kiểm soát sự béo phì,
có khả năng làm xuống chất cholesterol trong một cách tương tự như những loại thuốc bào chế dùng
cho mục đích ấy, nhưng ít nguy hiểm hơn. Có tinh chất của nó gọi là dầu gugulipid được bán ở những
tiệm thực phẩm sức khỏe. Có thêm một thứ thuốc Ấn Độ nữa là tripala, là loại thuốc nhuận trường tốt
nhất mà tôi từng thấy, nó tốt hơn những phương thuốc dược thảo của Tây phương dùng để trị bệnh bón.
Nó là tổng hợp của ba loại trái cây và có thể tìm thấy trong dạng thuốc bọc (capsule) có bán ở những
tiệm thực phẩm sức khỏe.
Kiếm cho được một ông thầy thuốc Ấn Độ cần bỏ nhiều công sức. Nhiều người hành nghề ở Tây
phương là hội viên của tổ chức tôn giáo quốc tế của ông đạo Maharishi Mahesh Yogi, một tỷ phú ở tại
Hòa Lan, quảng bá phương cách trị bệnh Ấn Độ với mục đích rõ rệt là làm tiền. (Ở Ấn Độ, cách chữa
trị Ayurveda là phương cách chữa trị của nhân dân, là cách chữa bệnh không tốn nhiều tiền so với
cách chữa bệnh đối chứng (allopathic treatment)). Cách chữa trị thuốc Ấn Độ theo phái Maharishi có
nhiều kết quả nhưng không rẻ chút nào. Hệ phái này cung cấp những chương trình huấn luyện cho bác
sĩ để chứng nhận họ là những người thực hành phương thuốc Ấn Độ sau khi tiếp xúc tối thiểu với triết
lý và những phương pháp của hệ thống. Tôi khuyến cáo nên đi tìm những người thực hành phép trị
bệnh Ấn Độ độc lập với tổ chức này (Maharishi organization). Một cách để tìm chúng là tìm ở cộng
đồng Ấn Độ, ngay cả ở những nhà hàng và tiệm bán thực phẩm Ấn Độ.
Tác Động Ngược Sinh Học (Biofeedback)
Đi huấn luyện môn tác động ngược sinh học, một kỹ thuật thư dãn có dụng cụ điện kèm theo để khuếch
đại những phản ứng của thân thể cho đến đi có thể nhận biết được, được làm bởi những chuyên viên
có văn bằng, nhiều người trong họ là bác sĩ tâm lý. Trong một hình thức thông thường nhất, những
bệnh nhân được học cách nâng nhiệt độ của bàn tay họ lên và khi làm như vậy thì làm thư dãn toàn bộ
hệ thống thần kinh quen thuộc, vốn kiểm soát nhiều chức năng tự nhiên. Sự huấn luyện tác động ngược