cơ thể. Tuy nhiên nó vẫn có thể gây ra vết sẹo trầm trọng làm trở ngại đến chức năng hoạt động của
một số bộ phận.
* Nếu khoa chữa trị miễn nhiễm (immutherapy) không phải là một cách giải quyết và tỷ lệ thành công
của phương cách điều trị hiện đại có vẻ tốt cho loại bệnh và giai đoạn ung thư của bạn, thì cứ chữa trị
theo lối hiện đại và đừng quan tâm lo lắng đến những rủi ro. Những phương cách chữa trị đó sẽ cho
bạn thì giờ để tìm kiếm những phương pháp chữa trị khác; và bằng cách làm việc để nâng cao tác dụng
của hệ thống lành lặn, bạn có thể làm dịu đi những phản ứng phụ (side effects).
* Nếu bạn quyết định điều trị bằng quang tuyến và cách chữa hóa học, hãy ngưng những chất phụ trội
chống oxy hóa (antioxidant supplements) trong thời gian điều trị, vì thuốc phụ trội này sẽ bảo vệ
những tế bào ung thư cùng với những tế bào bình thường khác. Nên tiếp tục dùng lại chất phụ trội ngay
sau khi cuộc điều trị chấm dứt.
* Nếu, sau khi xem xét những bằng chứng thống kê cho biết sự hữu dụng của quang tuyến và cách chữa
trị hóa học cho loại bệnh riêng biệt và giai đoạn ung thư của bạn, bạn quyết định không theo đuổi
những cách chữa trị này thì bạn nên tiếp tục tìm hiểu những cách chữa trị ngoại khoa khác.
Sau đây là những lời đề nghị đối với những phương cách điều trị ngoại khoa:
* Điều quan trọng là phải kiếm những thống kê về sự thành công của những phương cách điều trị ngoại
khoa. Tìm hỏi bất cứ tài liệu in ấn nào bổ túc cho phương pháp điều trị mà bạn thích. Tài liệu in ra có
thể hiếm hay thiếu, cho nên bạn phải tùy thuộc vào những lời công bố của những người sản xuất.
* Rán quyết định xem coi có nguy hiểm độc chất hay nguy hại từ những phương pháp chữa trị đang ở
trong vòng nghi vấn.
* Hỏi tên những bệnh nhân đã giải phẫu để liên lạc. Nếu những người chữa trị không cho bạn tên
những người giải phẫu thì nên thận trọng đề phòng.
Bất kể cho dù bạn chọn phương cách điều trị hiện đại hay ngoại khoa, có những lời khuyến cáo chung
mà người bị bệnh ung thư nên theo:
* Bởi vì nó biểu hiện sự thất bại của hệ thống lành lặn nên bệnh ung thư, dù ở trong tình trạng phôi
thai và giai đoạn đầu tiên, là một bệnh có hệ thống. Bệnh nhân phải tập tành để cải tiến sức khỏe
chung và tạo sự đề kháng bằng cách tạo nên sự thay đổi ở tất cả mọi mức độ thể chất, tinh thần / xúc
cảm, và tinh thần.
* Chuyện tối thiểu cần làm mà tôi khuyến cáo là thay đổi cách ăn uống theo những nguyên tắc đã nói
nơi phần 2, chương 2 của cuốn sách; duy trì chuyện tập thể dục đều đặn; dùng chất phụ trội chống oxy
hóa, dùng thuốc bổ dược thảo, đặc biệt những loại có tác dụng đến nâng cao sự hữu hiệu của miễn
nhiễm; học hỏi cách hình dung (visualization) hay những kỹ thuật có hướng dẫn (guided imagery
techniques) để giúp cho hệ thống lành lặn kiềm chế bệnh ung thư; làm việc để hàn gắn những mối liên
hệ (chẳng hạn với cha mẹ, con cái, người phối ngẫu); và làm bất cứ sự thay đổi nào trong cuộc sống
cần thiết để mang lại cho bạn cơ hội tốt nhất để cho chuyện lành lặn xảy ra.
* Thêm vào đó, rán tìm những người đã trải qua kinh nghiệm lành lặn với bệnh ung thư, đặc biệt là
những người có bệnh ung thư giống như của bạn. Đọc những bài viết về sự lành lặn và sách để làm
tăng sự tự tin vào khả năng lành lặn của riêng bạn.
* Tìm kiếm những người chữa lành. Hãy đạt cho được tất cả những sự giúp đỡ mà bạn có thể tìm thấy.
Nếu hệ thống lành lặn không đủ sức để tiêu diệt hết ung thư hoàn toàn, nó có thể làm được một chuyện
khác làm chậm hay kiềm chế sự lớn mạnh độc hại của ung thư để người bệnh có một thời gian sức
khỏe tương đối tốt. Sau đây là một câu chuyện của một nữ bệnh nhân tìm cách giữ sức khỏe tốt dù
bệnh ung thư cuối cùng đã cướp mất đời bà.
Bà Barbara S. đến khám bệnh với tôi vào đầu năm 1989, năm năm rưỡi sau khi bà bị chẩn đoán bị
bệnh ung thư ngực và đã đi theo những cách chữa trị tiêu chuẩn cắt bỏ vú (mastectomy) và hóa học