ĐỂ LÀNH BỆNH TỰ NHIÊN - Trang 183

sĩ giải phẫu gửi thư cho Bác sĩ Anderson, "Tôi khuyến cáo nên đi khám bác sĩ trị ung thư (oncologist)
và bắt đầu chữa trị theo lối hóa học (chemotherapy). Bệnh di căn không nhất thiết là phải tồn tại mãi
mãi. Sau khi chữa trị một khóa bằng hóa học, có lẽ trong chừng 6 tháng, chúng ta phải khám lại bà, và
lúc đó lúc ta có thể dứt điểm bệnh di căn.” Nhưng bà Helen không muốn đi đến bác sĩ chữa ung thư
để được chữa trị bằng phương pháp hóa học. Bà quay trở lại gặp Bác sĩ Anderson và nói.”Tôi muốn
ông nói cho tôi biết những gì tôi phải làm để được hồi phục." Ông đề ra cho bà một chương trình hợp
lý bao gồm một chế độ ăn uống ít chất mỡ, ít đường, nhiều chất rau bã, cọng thêm những chất phụ như
vitamin chống oxy hóa, chất khoáng, thể dục thường xuyên nếu có thể, thiền định thường xuyên thêm
với sự hình dung về mụt u teo lại, và "điều chỉnh thái độ của bà đối với chồng bà, trong đó bao gồm
sự tha thứ." Vì sự bất đồng trong đời sống hôn nhân là một sự căng thẳng lớn trong đời bà. Ông cũng
thúc dục bà đi khám bác sĩ trị ung thư và bà Helen đã đi, dù miễn cưỡng. Bác sĩ ung thư rất quan tâm
đến bệnh ung thư còn lại của bà, thúc bà chữa trị bằng chất hóa học, ông nói, nên chữa bây giờ hơn là
về sau vì sau này mụt u càng lớn và cơ hội chữa lành sẽ yếu hơn, nhưng bà Helen từ chối, nói rằng bà
và Thượng đế sẽ thắng cuộc chiến đấu này.
Một tháng sau khi giải phẫu bệnh thiếu máu của bà được giải quyết và chức năng của gan trở lại bình
thường. Bà cảm thấy mạnh và tự tin. Bác sĩ Anderson khuyến khích bà, nói rằng, "bà tin tưởng vào
Thượng đế như người đi rao giảng Phúc âm; tôi tăng cường thêm sự hy vọng của bà với sự khuyến
khích liên tục. Bà Helen ghét bệnh di căn và bắt đầu yêu cầu bác sĩ giải phẫu tẩy trừ nó đi. Ông không
sẵn sàng giải phẫu cho đến khi bà chịu điều trị bằng phương pháp hóa học, nhưng sự từ chối của bà rất
quyết liệt và vững chắc đến nỗi ông cuối cùng bớt nghiêm khắc và tái giải phẫu vào khoảng 2 tháng
rưỡi sau khi cắt cục u. Ông báo cáo về cuộc giải phẫu như thế này, "Cuộc giải phẫu dài và buồn chán.
Vấn đề phải giải quyết chỉ là vào những lỗ hổng vùng bụng, đây là thứ tệ hại nhất mà lần đầu tiên tôi
nhìn thấy. Cả hàng trăm mụt u có chiều dài từ 3 đến 9 mm xuất hiện như trước. Có 7 mụt ở những vị trí
khác nhau được cắt đi để làm thí nghiệm. Nhưng lần này bản báo cáo về sự thử nghiệm khác hẳn; nó
cho thấy, "mô bị viêm với sự thay đổi tương đối của tế bào, và không có tính độc hại." Lời bình phẩm
của người bác sĩ giải phẫu khi nhận được tin này là, "Bà ta là một phụ nữ có nhiều thích thú.”
Bà Helen B nhanh chóng trở về cuộc sống và sức khỏe bình thường, tiếp tục đi theo chương trình mà
Bác sĩ Anderson đề ra cho bà. Hai năm sau bà ly dị chồng, điều này đem lại sự an ổn tinh thần cho bà.
Bác sĩ Anderson viết cho tôi, "Vào năm 1987, chừng 2 năm sau khi bà tới khám bệnh tôi lần đầu, bà
bị chứng thoát vị có thể giải phẫu được (incisional hernia) xuất hiện ở chỗ giải phẫu kỳ trước. Nó trở
nên có vấn đề, và bà lại phải đi giải phẫu lần thứ tư để chữa bệnh. Vào thời điểm giải phẫu, vị bác sĩ
giải phẫu và tôi, tận dụng cơ hội để tái tìm hiểu một cách vắn tắt bệnh của bà. Phần ung thư dính với
da bụng đã hoàn toàn biến mất; không có mụt u còn sót lại ở vùng bụng và không có bằng chứng ung
thư ở đâu cả.” Bà Helen B mất ở lứa tuổi 75 vì một bệnh không liên hệ đến ung thư, gần 8 năm sau khi
bà bị phát hiện bị ung thư đầu tiên.
Những gì đã xảy ra trong bụng người đàn bà này để giảm thiểu nhiều bệnh ung thư và tái lập những bộ
phận trong người của bà trở lại tình trạng tốt. Hệ thống lành lặn của bà, có lẽ làm cho những cơ cấu
miễn nhiễm hoạt động, rõ ràng chắc chắn là có trách nhiệm làm chuyện ấy; nhưng tại sao nó không
hành động trước đó. Liệu chuyện cắt bỏ phần lớn những mô của mụt u bằng cách nào đó khởi động sự
đáp ứng lành lặn? Nếu như thế, tại sao nó không xảy ra thường xuyên hơn? Ở nhiều bệnh nhân có bệnh
ung thư di căn loại này, mụt u sẽ mọc trở lại, cho dù bệnh nhân đi chữa trị bằng phương pháp tiêu diệt
tế bào độc hại một cách hăng say và thường có kết quả bi thảm. Nếu sự đáp ứng miễn nhiễm là hy
vọng tốt nhất cho chuyện chữa lành hoàn toàn bệnh ung thư, thì người ta nên cẩn thận thật sự khi dùng
những phương pháp tiêu diệt tế bào độc hại (cytotoxic treatments) vì nó có thể gây nguy hại cho hệ
thống miễn nhiễm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.