này là nhân tố chủ yếu của chuyện sao chép, nhưng mười ba năm sau sự khám phá của nó, một phần
sót lại của vi khuẩn lúc phân chia được tìm thấy không có dấu hiệu nào của loại DNA trùng hợp này.
Dù chúng tái sinh ở một mức độ bình thường, đề xuất ra sự hiện diện của một loại enzyme khác, loại
này dễ bị thụ cảm một cách bất thường đến những ảnh hưởng có tính chất tàn phá của tia quang tuyến
UV và những chất hóa học lúc phân chia. Đây là một mẫu bằng chứng đầu tiên cho thấy loại DNA
trùng hợp I, góp phần vào trong việc điều động chuyện sao chép, đóng một vai trò chủ động trong
chuyện sữa chữa DNA bị thương tổn.
Nếu tôi quên đội nón lúc đi từ văn phòng của tôi ra xe trong ngày nắng thì cái đầu hói của tôi sẽ nhận
một số tia quang tuyến UV. Nếu mặt trời lên cao và đó là mùa hè, tia UV sẽ có nhiều năng lượng hơn.
Ngay cả chỉ trong vòng vài phút, nhiều tia quang tuyến ấy sẽ thấm nhập vào trong những tế bào sống
nằm dưới da đầu của tôi, và một số chúng sẽ tấn công sâu vào trong nhân những tế bào. Một số đánh
vào phân tử DNA, và một số có thể đánh vào những điểm chủ yếu của phân tử DNA trong quá trình
sao chép (replication) hay diễn giải mật mã( transcription), thay đổi nhân theo một cách làm cho nó
dính chặt lấy ông bạn xóm giềng của nó theo một cách bất thường. Sự thay đổi này sẽ hình thành một
nút thắt trên một dây trên dây xoắn cặp đôi (double helix), và đây là một lỗi phát sinh (genetic error).
Lúc bạn xem xét 300 triệu tỷ tế bào trong một thân thể bình thường, có chừng mười triệu tế bào chết đi
và được thay thế mỗi giây, bạn có thể có một ý niệm về số lượng tế bào đang ở tình trạng nguy hiểm
dù chỉ tiếp xúc ngắn với những yếu tố có thể thay đổi DNA bằng hóa học.
Những gì xảy ra trong nhân của một tế bào da mà cơ cấu DNA của nó bị thương tổn từ ánh sáng có
chứa tia UV? Có thể và gần như ngay tức khắc cơ cấu trong nhân sẽ phát hiện sự yếu kém và cắt đi
đường xoắn bị ảnh hưởng về phía bên bị thương tổn, cất ngay đi phần cuối bị hư hại. Cơ cấu trùng
hợp I (polymerase I) sẽ lấp vào khoảng trống với một cái nhân không bị hư hại, và cuối cùng, một loại
DNA gây xúc tác sẽ nối lại phần cuối bị đứt. Đây quả là một hình ảnh phân đoạn chi tiết về việc cắt-
và- nối phân tử (dù phương cách lành lặn này hữu hiệu như thế, nó cũng không được coi như một thứ
dùng để thay thế cho một cái nón dùng để bảo vệ da đầu khỏi bị ánh sáng mặt trời chiếu đến).
Nếu trong quá trình sao chép, cơ cấu trùng hợp I (polymerase I) vô tình kết hợp sai lầm với phản ứng
hóa học trong nhân vào vòng xoắn đang lớn lên, enzyme có thể phát hiện ra lỗi lầm đó, cắt bỏ bớt đi,
và duy trì tiến trình đúng đắn. Cho nên cơ cấu trùng hợp I thật sự đọc và sửa công việc của chính nó,
sữa chữa lỗi lầm lúc nó hướng dẫn sự tổng hợp mẫu DNA mới.
Có nhiều sự thay đổi trên những đường hướng này, với nhiều enzymes khác nhau sẵn sàng cho sự lành
lặn của DNA từ nhiều loại thương tổn mà nó có thể phải chịu đựng. Chúng ta biết nhiều chi tiết của
một số bọn chúng; những chi tiết của một số khác còn mù mờ. Có một hệ thống rất chi tiết gọi là "sự
đáp ứng S. O. S" (S O. S response), đã được khám phá trong khi đi tìm vi khuẩn E. coli. Những nhân
tố làm tổn hại DNA gây nên một loạt những thay đổi phức tạp của những thứ vi khuẩn làm ngưng trệ
những tế bào khỏi chia ra và tăng tiến mức sản suất để làm lành lặn enzymes.
Đây là những hoạt động căn bản của hệ thống lành lặn, có thể thấy rõ ở dạng phân tử lớn
(macromolecules), vốn là một cái chung giữa vấn đề sống và không sống (living and nonliving
matter). Ở mức độ này thì không có hệ thống miễn nhiễm, cũng không có những dây thần kinh để mang
những thông điệp đến bộ óc. Chúng ta ở dưới xa thế giới của những bộ phận. Cho dù không biết về
những chi tiết của sự tự sữa chữa của DNA, chúng ta cũng có thể đề ra một vài kết luận như sau:
* Lành lặn là một khả năng vốn có của đời sống. DNA có trong nó tất cả những thông tin cần thiết để
chế tạo những enzymes để sữa chữa chính nó.
* Hệ thống lành lặn điều hành liên tục và lúc nào cũng chuẩn bị sẵn sàng.
* Hệ thống lành lặn có một khả năng chẩn đoán (diagnostic), nó có thể phát hiện sự tổn hại.
* Hệ thống lành lặn có thể dời đổi một cấu trúc hư hại và thay nó bằng một cấu trúc bình thường.