* Hệ thống lành lặn không những chỉ hành động để trung hóa những hậu quả của một vết thương trầm
trọng (giống như sự báo động SOS trong E. coli), nó cũng hướng dẫn những sự sữa chữa bình thường,
tùy tiện để duy trì cấu trúc và nhiệm vụ thông thường (giống như chuyện đọc và kiểm lại hoạt động của
DNA tương đương loại I (DNA polymerase l).
* Lành lặn là chuyện tự nhiên. Nó là một khuynh hướng tự nhiên phát ra từ bản chất bên trong của
DNA. Sự xuất hiện của một vết thương tổn( như một nút thắt tạo nên bởi một sự kết hợp lầm lỗi
(misbonding) như là một kết quả của một sự đụng chạm của tia UV), tự động tác động tiến trình sữa
chữa của nó.
Trong những mẫu lớn hơn của cơ cấu sinh học trong cơ thể con người, những tính chất giống nhau cũng
đạt được như thế. Trên cũng như dưới; dưới cũng như trên; nhỏ cũng như lớn và lớn cũng có những
tính chất như nhỏ.
Điểm tiếp nối trong chuyến hành trình tìm hiểu của chúng ta là tế bào đơn độc, đặc biệt là màng bao
quanh tế bào, màng nguyên sinh (plasma membrane), là màng bao quanh và tiếp xúc với môi trường
chung quanh. DNA bây giờ đã quá thấp rồi, cách xa chúng ta cả một khoảng cách hạt nhân, và chúng ta
đang ở giữa một thế giới giao tiếp giữa những bề mặt lớn.
Lúc tôi học môn sinh vật học tại trường trung học ba mươi lăm năm trước đây, màng nguyên sinh được
coi như một túi đựng thụ động để giữ cho những chất của tế bào khỏi chảy ra. Vào lúc tôi vào đại học,
những chất màng nhầy có vẻ có nhiều điều thích thú. Chúng có những cấu trúc từng lớp chứa đựng chất
béo và protein, và chất protein dính vào một màng dung dịch chất béo. Lúc tôi vào trường đại học Y
khoa, những nhà nghiên cứu đã khám phá ta tính chất năng động của màng nguyên sinh. Chúng là những
nơi của sự chuyên chở chủ động của những chất từ ngoài tế bào vào bên trong tế bào, với những chỗ
nhận nằm bên ngoài bề mặt của chúng, chuyên tạo thành những cấu trúc protein hình thành để bám chặt
vào, đặc biệt là hóc môn (hormone) và chất bổ (protein). Hơn nữa, người ta khám phá thêm là những
màng nhầy nối với những hệ thống to lớn của những đường dây nhỏ trong những tế bào và như thế
chúng giúp tế bào nhận những chất muốn nhận, đẩy ra những chất muốn đẩy. Màng nhầy mới luôn luôn
tổng hợp trong tế bào và màng nhầy cũ luôn bị thu hút vào.
Một trong những đặc tính năng động nhất của màng nhầy sinh học là một tiến trình gọi là bốc rỡ
(endocytosis)- sự bóc màng nhầy trong một tế bào để tạo thành một cấu trúc lõm sâu gọi là những túi
nhỏ. Trong những năm gần đây, những nhà điều tra đã duyệt xét những chi tiết của quá trình bốc rỡ này
và chuyện bốc rỡ này, ít nhất đối với tôi, là một tiết lộ thêm về một phương diện khác của hệ thống
lành lặn.
Trường hợp nghiên cứu điển hình nhất của sự bốc rỡ này liên quan đến những túi nhận chất protein ở
mật độ thấp LDL (low- density lipoprotein)- một phân tử lưu động vốn mang chất Cholesterol từ máu
đến tế bào, cholesterol ở trong một dạng "xấu” có khuynh hướng muốn đóng vào thành động mạch
(arterial walls) gây nên chứng vữa xơ động mạch (atherosclerosis) và viêm động mạch (coronary)
của tim. Một mức độ cao của chất cholesterol LDL gây nhiều nguy cơ cho sự suy tim, nhưng có nhiều
tế bào được trang bị với nhiều túi nhận để trộn lẫn với LDL và mang nó ra khỏi sự tuần hoàn của máu.
Khi mà một túi nhận LDL trên bề mặt của một màng nhầy tế bào dính với một phân tử LDL, túi nhận di
chuyển tới một cấu trúc đặc biệt trên màng nhầy, chỗ lõm đi với một mẫu protein bao ngoài gọi là "lỗ
hõm được bao" (coated pit). Khi đã vào trong lỗ hõm, chỗ nhận được lấp đầy đi qua quá trình bốc rỡ
(endocytosis) và đi đến chuyện nằm trong tế bào trong dạng một cái túi để rồi hòa trộn với những túi
tương tự khác. Vật liệu trong những túi thống nhất này rồi được sắp loại và gửi đi theo những hướng
khác nhau. Khi đã ở trong tế bào rồi, chất cholesterol LDL không thể làm hại động mạch của chúng ta
thêm được nữa, những tế bào thật sự cần vài cholesterol trong cơ cấu của chúng và có thể quyết định
số dư thừa như thế nào. Trong tiến trình phân loại, chỗ nhận LDL lại quay trở lại phần mặt của màng