dạy chúng ta là chúng ta sẽ khỏe khoắn hơn nếu chúng ta được nuôi nấng dinh dưỡng tốt hơn. Thật ra,
nhiều người trong chúng ta được nuôi dưỡng quá lố (overnourished), và điều gì tốt quá nhiều có thể
lại làm hại chúng.
Nếu chúng ta đều sống trong những môi trường được kiểm soát và được cân đo những phần của thứ
thực phẩm không thay đổi chuyển đến cho chúng ta thường xuyên, không ai trong chúng ta sẽ bị bệnh
mập phì (overweight), tôi chắc chắn như vậy, và tôi nghĩ rằng nhiều người trong chúng ta sẽ sống lâu
hơn và chứng kiến chuyện lành lặn thường xuyên nhiều hơn chúng ta bây giờ. Dù may hay không may,
chúng ta sống trong một thế giới hấp dẫn chúng ta bằng một số lượng thức ăn ngon miệng khác nhau,
mà nhiều người trong chúng ta không phải ăn để thỏa mãn cái đói thể chất mà để làm giảm bớt sự căng
thẳng, sự u sầu và chán nản, để cung cấp một cái gì đó thay thế cho sự nuôi dưỡng xúc cảm, hay ăn để
lấp đầy một khoảng trống bên trong. Hầu hết chúng ta không tự nguyện để tham gia vào những chương
trình thiếu dinh dưỡng (undernutrition); tôi tự hỏi rằng nếu có những cách khác để tận dụng những
khám phá của chuyện nghiên cứu hay không.
Có hai chuyện có thể xảy ra mà tôi nghĩ đến. Đầu tiên là cải tiến cách ăn uống bằng cách hạ lượng
calori xuống mà không làm mất phẩm chất thực phẩm chúng ta dùng. Thứ hai là hạn chế số lượng
calori đưa vào cơ thể, bằng cách tạm ngưng ăn hay ăn đồ ăn hạn chế vào một khoảng cách thường
xuyên - chẳng hạn như một ngày trong một tuần. Tôi đã thử nghiệm với cả hai phương pháp và thấy cả
hai đều hữu ích.
Cách dễ dàng nhất để giảm bớt calori trong đồ ăn là cắt bớt chất béo. Trong mỗi giảm chất béo có số
lượng calori gấp đôi đối với protein và carbohydrate, cho nên nó là thành phần chính của calori trong
thức ăn của chúng ta. Thật là hết sức rõ ràng để cắt chất béo còn phân nửa, ba phần tư, hay hơn nữa
với thức ăn chúng ta chuẩn bị ở nhà, và càng dễ dàng hơn nữa với sự xuất hiện của những sách dạy
nấu ăn có ít chất béo (low- fat cookbooks) cùng những hình thức có chất béo ít hay không có chất béo
như khoai tây miếng (chip), nước xốt mayonnaise, và kem chua (sour cream). Dĩ nhiên chất béo cũng
đóng góp hương vị và sự khoái khẩu khi ăn đồ ăn, và bạn cũng không muốn hy sinh những thú vị đó
hoàn toàn. Cũng như bạn không muốn ăn một số lượng nhiều những đồ ăn nhẹ làm bạn rốt cuộc còn
đem vào cơ thể nhiều calori hơn trước. Tôi biết có những người trước đây thỉnh thoảng mới ăn kem
(ice cream) nhưng giờ này ăn rất nhiều ya-ua không có chất béo (non-fat frozen yogurt) mỗi ngày. Tôi
nghĩ là số lượng calori vào cơ thể đã tăng chứ không giảm do kết quả của sự thay đổi; chuyện này và
những sự điều chỉnh tương tự có thể giải thích tại sao chứng mập phì ở Mỹ tiếp tục ngày càng tăng
cao, dù tổng số chất béo trong thức ăn của Mỹ ngày càng giảm bớt. Nói tóm tắt, chuyện giảm số lượng
calori vào thân thể là chuyện có thể làm được và có thể ăn một số nhiều những thực phẩm vừa ý bằng
cách dùng bớt chất béo, đó là một cách để gặt hái được một số lợi ích cho sức khỏe của chuyện ăn
uống thiếu dinh dưỡng (undernutrition).
Ở một số thời điểm khác nhau trong đời tôi, tôi có thử nghiệm nhịn ăn (fast) một ngày trong tuần,
thường thường vào những ngày thứ hai. Lúc tôi nhịn ăn, tôi không ăn gì ngoài chuyện uống nước hay
trà dược thảo (herb tea), đôi khi có vắt thêm chanh, và tôi thấy chuyện làm này có ích về mặt thể chất
và có kỷ luật về tâm trí. Nó có vẻ lành mạnh. Nếu bạn ốm o và nhạy cảm với lạnh thì tôi không khuyến
cáo bạn nhịn ăn theo kiểu trên. Thay vào đó bạn có thể uống nước trái cây (fruit juice) hay chất nước
trong (clear liquids) một ngày trong tuần. Không những những chuyện thực tập này làm cho hệ thống
tiêu hóa được nghỉ ngơi, mà nó còn hạ lượng calori đưa vào cơ thể, và một lần nữa cung cấp những
lợi ích của chuyện thiếu dinh dưỡng mà không bắt buộc bạn phải bỏ cái lạc thú ăn sau tuần nhịn ăn. Có
nhiều lợi ích thứ hai nữa như sự quý trọng về thức ăn tăng lên nhiều sau khi nhịn ăn và khả năng ăn
trong sự tỉnh thức hơn là vô thức.
Trong bất kỳ trường hợp nào, hãy xem xét thêm những cuộc nghiên cứu báo cáo về những lợi ích của