hợp tại vườn hoa ở bến Thương Bạc, trước cửa Thượng tứ, một cuộc mít
tinh diễn ra hoan nghênh quân đội Nhật Bản trao trả độc lập cho Việt Nam.
Trước bàn hương án khói trầm nghi ngút, những lá cờ đuôi nheo và cờ mặt
trời phất phới sát cạnh nhau, một vị bô lão vận áo rộng xanh, bịt khăn nhiễu
tam giang, đại diện cho dân chúng kinh đô Huế, cất tiếng đọc bài văn tế do
thi sĩ Hoài Nam Nguyễn Trọng Cẩn làm vào dịp này, tri ân nước bạn Nhật
Bản đã lật đổ chế độ bảo hộ Pháp, và giúp cho: "Việt Nam độc lập khắp…
Trung kỳ".
Trong khi ở miền Bắc, biến cố lịch sử được dân chúng đón tiếp bằng câu ca
dao: "Việt Nam độc lập chết co đầy đường".
Về phần Lệ, tuy không vui khi hay tin anh chồng không được cử ra cầm
quyền, song nàng cũng hãnh điện thấy ông Trạng sư Trần Văn Chương
được mời giữ chức Tổng trưởng Ngoại giao trong chính phủ mới.
Lệ theo cha mẹ vào Huế, để giúp bà Trạng trong các cuộc tiếp tân ngoại
giao, đồng thời vận động cho chồng tiến thân.
Quân đội và các nhà ngoại giao Nhật không muốn có những biến đổi xáo
trộn nên vẫn nắm giữ mọi quyền hành về chính trị, kinh tế và quân sự. Việt
Nam chỉ độc lập ở trên danh từ.
Tại Nam Việt, Thống đốc Nhật Minoda thay thế viên Thống đốc Pháp,
cũng như ở Bắc Việt, Tsukamoto đến ngồi ở dinh Toàn quyền, và tại Trung
Việt, đại sứ Nhật Yokoyama bao gồm mọi công việc của viên Khâm sứ,
cạnh Nam triều.
Nội các Trần Trọng Kim phải tranh đấu gắt gao để đòi hỏi quyền hành thực