bảo vệ quyền lợi của mình ở Á Châu. Tình trạng đó thúc đẩy Nhật bắt buộc
phải chạm trán với thế giới Tây Phương.
Một trong những kiến trúc sư chính yếu đã xếp đặt sách lược của Nhật là
một con người cao gần thước bảy, đầu xói, hàng ria mép lưa thưa, mấy đầu
ngón tay vàng khè khói thuốc, đeo đôi mẳt kính tròn xoe. Con người đó là
Đại Tướng Hideki Tojo, hỗn danh là «Dao cạo». Là người hùng trong quân
đội, Tojo tận lực làm việc đế leo trên bực thang danh vọng và quyền lực.
Ông nổi tiếng là một nhà hành chánh lỗi lạc, một tay tổ chức tài ba, và là
một người chấp hành nghiêm chỉnh những mệnh lệnh của Nhật Hoàng. Tojo
có tham vọng lớn, có sức làm việc phi thường. Năm 1937 Tojo giữ chức
tham mưu trưởng quân đoàn Quảng Đông ở Mãn Châu.
Là phát ngôn viên của phe quân phiệt, Tojo tuyên bố: Cuộc chiến tranh
mà Nhật gây nên ở Trung Hoa là một hành động tự vệ nhằm đề phòng một
lân bang thù nghịch. Năm 1938 Tojo rời Mãn Châu về Đông Kinh để giữ
chức Thứ trưởng bộ chiến tranh. Hai năm sau nghĩa là ngay sau khi Nhật
liên minh với Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít, Tojo giữ ghế Bộ trưởng bộ chiến
tranh. Trong năm sau, quân lực Hoàng gia Nhật xúc tiến cuộc Nam tiến ở Á
Châu và cuối cùng xuất hiện tại vùng quyền lợi của Hoa Kỳ, Anh và Hòa
Lan. Vào mùa hè 1941 khi Đồng Minh quyết định phong tỏa kinh tế Nhật,
không bán dầu cho Nhật, Đại Tướng Tojo và giới quân phiệt thấy họ đã có
đủ bằng chứng là Đồng Minh chủ ý bao vây để bóp chết Nhật Bản.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Cordell Hull đòi hỏi Nhật phải rút hết quân lực ra
khỏi Trung Hoa và Đông Dương. Để đối phó với đòi hỏi đó, ngày 6 tháng
chín, giới lãnh đạo tối cao Nhật quyết định Nhật sẽ lâm chiến nếu cuộc
thương thuyết với Hoa Kỳ bị thất bại. Tháng Mười 1941 đại tướng Tojo
được yêu cầu thành lập Chính Phủ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng bang
giao với Hoa Kỳ, ngày một thêm trầm trọng. Tojo bây giờ là thủ tướng
Chính phủ Nhật Bản. Nhiều người Hoa Kỳ nghĩ Tojo là một nhà độc tài
tương tự như Hitler hay Mussoloni. Nói cho đúng hơn, thì Tojo có tính cách