Ekman cũng lưu ý rằng sự quán sát của Darwin là cách nhìn những nguyên
nhân khổ đau làm đau khổ những ai quán sát nó phù hợp với đề cập của
Phật Giáo rằng từ bi yêu thương liên hệ với cảm nhận rằng sự đau khổ của
những người khác như là không thể chịu đựng nổi. Ý tưởng ấy cũng trùng
hợp với sự nghiên cứu của nhà thần kinh học về nhận thức Tania Singer
(Đại học Zurich, Thụy Sĩ), mà tác phẩm của bà chỉ cho thấy rằng những
khu vực của não bộ liên hệ trong nhận thức đau đớn cũng đáp ứng khi
người ta quán sát người khác bị điện giật (Science, 20 tháng Hai 2004).
Singer diễn tả bằng chứng mới hơn rằng một vùng nào đấy, phần não hình
chóp phía trước (the anterior insula), đóng một vai trò then chốt trong sự
thông cảm.
Tania Singer – Germany
Nhưng, bà thêm, hoạt động như vậy ám chỉ đến một cơ chế thần kinh cho
một khía cạnh duy nhất của từ bi yêu thương, là điều mà hầu hết những sự
xác định đòi hỏi không chỉ nhận thức khổ đau của người khác mà cũng cảm
thấy có bổn phận phải làm điều gì đấy về vấn đề ấy.