chúng ta lúc nào “cũng bị muỗi chích” trong khi những người khác lại
không bị, hoặc nghĩ rằng họ luôn bị muỗi bỏ qua?
Tôi dứt khoát muốn mọi thứ phải thật rõ ràng. Tôi mang câu hỏi đi gặp
Jean-Baptiste Ferré, chuyên gia côn trùng học tại EID, Cơ quan phòng
chống muỗi vùng bờ Địa Trung Hải:
“Xin cho tôi biết, có hay không chuyện ‘da ngọt’ thu hút muỗi?”
Câu trả lời không cần phải đợi lâu, lại còn kèm theo một nụ cười khiến
tôi thấy hơi ngượng:
“Thật tiếc! Loại da ngọt này tôi chưa thấy nhắc tới bao giờ,” anh khẳng
định chắc chắn.
Tuy nhiên, phần giải thích phía sau đã nhanh chóng giảm bớt mức độ
quả quyết trong câu trả lời của anh.
“Trước tiên, muỗi bị thu hút bởi khí CO
2
. Cơ thể một số người thải ra
nhiều khí CO
2
hơn người khác. Phụ nữ mang thai hoặc người ốm chẳng hạn:
da của họ không có gì khác da của những người khác, nhưng tốc độ chuyển
hóa nhanh dẫn đến việc giải phóng ra nhiều khí CO
2
hơn. Chưa kể, cơ thể
người sốt có nhiệt độ cao. Thêm nữa, muỗi rất nhạy với mùi, nhạy hơn nhiều
so với chúng ta. Chúng có cảm biến mà ta không có. Nhưng mỗi loại muỗi
lại bị thu hút bởi một mùi khác nhau. Nó chọn con mồi theo loại mùi mà nó
thích.
- Tôi có đọc một nghiên cứu theo đó những người uống bia thì bị muỗi
chích nhiều hơn.
- Đúng rồi. Tại sao lại như vậy? Ta thực sự không biết chắc. Có lẽ do
hơi thở mang mùi cồn thu hút muỗi cái. Hoặc có lẽ, cồn làm tăng nhịp hô
hấp, nên… làm tăng nồng độ CO
2
thải ra.
- Thế còn trẻ nhỏ, người già thì sao? Họ nói đấy là những đối tượng dễ
bị tấn công mà.
- Có lẽ là bởi những đối tượng đó tự vệ kém. Muỗi thường tìm chỗ nào
dễ tấn công nhất, để lấp đầy dạ dày càng nhanh càng tốt. Hình dạng con mồi