Gregor Johann Mendel sinh ngày 22 tháng Bảy năm 1822 tại Moravia
(nằm phía Đông Cộng hòa Séc, thời đó thuộc Đế quốc Phổ. Xuất thân từ
một gia đình nghèo khó, ông chọn con đường trở thành thầy tu để “không
phải đối mặt với những xù xì thô bạo của cuộc vật lộn mưu sinh”. Và còn để
tiếp tục công việc nghiên cứu thảo mộc của mình, một ngành khoa học mà
ông vốn say mê từ thuở nhỏ. Sau khi theo học nhiều ngành khoa học tự
nhiên tại Vienna, ông quay về tu viện, và trồng một vườn rau. Ông dành cả
đời sống trong tu viện và nghiên cứu các họ đậu ăn được. Năm 1866, ông
công bố kết quả nghiên cứu của mình. Trong giới khoa học, gần như không
ai để ý tới công trình của vị thầy tu vô danh này. Nhưng nghiên cứu của ông
đã đặt nền tảng cho một ngành khoa học mới, mà sau này người ta gọi là
ngành di truyền học.
Hãy cứ bắt đầu từ đầu.
Trong một sinh vật sinh sản hữu tính, các nhiễm sắc thể đi theo cặp,
một di truyền từ bố và một di truyền từ mẹ. Như vậy, trong mỗi một gen,
chẳng hạn gen quy định màu mắt, ta có hai gen, một gen mang nhiễm sắc
thể di truyền từ bố và một gen mang nhiễm sắc thể di truyền từ mẹ.
Hãy hình dung rằng, nhờ công nghệ CRISPR-Cas9, ta có thể cấy vào
một trong hai nhiễm sắc thể của muỗi đực một gen kháng ký sinh trùng sốt
rét.
Muỗi biến đổi gen sẽ được thả trở lại vào môi trường, hy vọng là nó
tìm được một con muỗi cái để giao phối. Tính mọi xác suất có thể, muỗi cái
hẳn không bị biến đổi. Hãy coi nó là muỗi “tự nhiên”.
Vậy muỗi con tạo ra từ sự kết hợp giữa muỗi đực “biến đổi gen” và
muỗi cái “tự nhiên” sẽ như thế nào?
Bảng dưới đây sẽ giúp ta hình dung sự phân chia đặc điểm di truyền
trong nhiễm sắc thể hình thành sau can thiệp biến đổi gen.
Di truyền “bình thường”