Hiện giờ, nhà máy nằm không xa Piracicaba “sản xuất” hai trăm năm
mươi triệu ấu trùng “biến đổi gen” mỗi tháng. Mỗi tuần, không dưới mười
triệu con muỗi được thả tại thành phố này. Số lượng muỗi đực “biến đổi
gen” cần phải rất lớn vì muỗi cái thường thích muỗi tự nhiên hơn. Dường
như muỗi cái chỉ hạ cố giao phối với một chàng “biến đổi gen” khi không
còn tìm được muỗi đực tự nhiên nào khác, khi chẳng có chàng nào khá hơn
bên cạnh…
Mặc dù những người bảo vệ phương pháp này phản bác cáo buộc
“mosquito genocide” (“kẻ thù chúng tôi nhắm đến là virus Dengue và virus
Zika, không phải muỗi”), nhưng sự tận diệt này cũng gây lo ngại. Làm sao
mà không bất an được?
Thiên nhiên ghê sợ sự trống rỗng. Ai sẽ chiếm những chỗ bị bỏ trống
sau những chiến dịch diệt muỗi đó, loài côn trùng nào khác chăng? Những
con côn trùng mối đó có gây hại nhiều hơn không, có mang ký sinh trùng
nguy hiểm hơn nữa trên mình không?
Một lý do nữa để lo lắng: những loài vật ăn muỗi và bọ gậy sẽ sống thế
nào? Khi các loài ếch nhái, cá nước ngọt và các loài chim phải chịu đói thì
hậu quả sẽ là thế nào? Nông nghiệp có bị ảnh hưởng không?
Vì những lý do đó, một số nhà khoa học khác đang theo một hướng
nghiên cứu khác, phát triển vắc xin cho muỗi. Vắc xin này sẽ đánh thức hệ
miễn dịch của muỗi. Tại sao muỗi lại thụ động chấp nhận không có phản
ứng gì khi có kẻ lạ xâm nhập vào cơ thể?
Tại Đại học California (thành phố Irvine, cách Los Angeles sáu mươi
cây số), Anthony James cùng ê kíp cũng đang nghiên cứu biến đổi DNA của
muỗi, theo hướng lập trình diệt ký sinh trùng. Một phương pháp khác là sử
dụng vi khuẩn Wolbachia. Vi khuẩn này được biết là có thể gây rối loạn sự
sinh sản của một số loài côn trùng. Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện
ra chúng có khả năng ngăn chặn sự phát tán của một số loài virus, trong đó
có virus Dengue. Nhà nghiên cứu người Australia, Scott O’Neill đã tạo ra