Chiến lược của kẻ không thể nắm bắt
Thầy giáo địa chất của tôi có cái họ rất hay, gần như định mệnh: thầy
Graviou. Và để khẳng định thêm định mệnh, nếu tôi có thể nói như vậy, để
ông nhất mực đi theo thiên hướng của mình, cha mẹ ông đặt tên cho ông là
Pierrick. Ngoài những phẩm chất khác,
có là giải thích được những cơ chế rất phức tạp, cho người ta nhìn thấy
những điều bí ẩn gần như thần bí nhất.
Chẳng hạn, để cho tôi hiểu được điều nằm ngoài tầm hiểu biết của tôi,
độ dài của “các kỷ địa chất”, thầy nói tôi làm phép tính sau:
“Chắc em sẽ ngạc nhiên, như mọi người, khi biết một dòng sông nhỏ bé
như sông Seine có thể tạo nên một lưu vực rộng lớn đến vậy. Em hãy thử
nghĩ xem. Dòng sông đã bào mòn những bờ vách lớn đến mức nào? Không
quá ba trăm mét. Lấy ba trăm mét này chia cho một trăm nghìn năm chẳng
hạn. Và em sẽ thấy: cứ một nghìn năm mới bào mòn được ba mét, tức là 0,3
mi li mét mỗi năm. Rất khiêm tốn, nếu chúng ta xem xét kỹ.”
Didier Fontenille, giáo sư dạy về loài muỗi, tối hôm đó cũng nói với tôi
những điều tương tự.
“Một ‘thế hệ’ loài người kéo dài bao lâu? Thường người ta lấy con số
hai mươi lăm năm, tuổi một người bắt đầu có con và trở thành cha mẹ. Sau
đó, bọn trẻ lớn lên, sinh con đẻ cái và chu trình cứ thế tiếp diễn. Nhưng một
‘thế hệ’ loài muỗi kéo dài bao lâu? Vòng đời hoàn chỉnh của muỗi, từ khi là
trứng đến khi chết: một tháng rưỡi. Tính rộng ra là như vậy. So sánh với loài
người cũng đơn giản thôi. Trong một thế kỷ, loài người trải qua bốn thế hệ.
Loài muỗi: bảy thế hệ một năm, nhân với một trăm lần. Ta có: bảy trăm thế
hệ!
“Phép tính này khiến ta phải suy nghĩ. Bảy trăm thế hệ! Từng đấy cơ
hội để nâng cao khả năng thích nghi với môi trường luôn thay đổi bởi hiện
tượng biến thể và tái cấu trúc di truyền.