đã vang lên cứ như là “đã bắt được thóp”: “Không nhìn thấy bóng chứ gì?”
Xuân Vũ lại nhìn ra ngoài cửa sổ mưa rơi trong đêm: “Tiểu Cầm, cậu sao
thế? Đã xảy ra chuyện gì vậy?”
“Có một ông già”.
“Cậu nói gì?” Xuân Vũ cảm thấy giọng nói của Tiểu Cầm hơi hơi giống âm
thanh của những cú phôn gọi từ “địa ngục”.
“Cậu đã chết rồi thì bây giờ mình nói cho cậu biết cũng được: hồi mình học
lớp 12, có một hôm, sau khi hết giờ tự học buổi tối ở trường, mình đi xe
đạp về nhà trên con đường nhỏ hơi tối. Nào ngờ có một ông già đi ngang
qua đường, mình nhìn không rõ, đã lóng ngóng rồi đâm phải ông ta”.
“Cậu làm người ta bị thương à?”
“Lúc đó mình không rõ lắm, ánh đèn đường mờ mờ, chỉ thấy ông ấy đập
đầu xuống đất, toé máu, bắn cả vào quần của mình. Sợ quá, mình nhìn
quanh không thấy ai khác, bèn lên xe phóng luôn một mạch về nhà.”
“Cậu không cứu ông già à?”
“Phải. Mình quá sợ, nên chỉ biết trốn cho nhanh, mình nghĩ rất có thể ông
ấy sẽ chết, thì mình bị nguy to. Hồi đó chỉ còn hai tháng nữa sẽ thi đại học,
nếu mình đưa ông già đi viện, ngưòi nhà ông ấy sẽ gây phiền hà với mình,
thì còn thi cử gì nữa? Mình đã tốn bao sức lực để chuẩn bị cho kỳ thi,
không thể vì chuyện này mà mình bị lỡ dở cả đời.”
“Nhưng ông già ấy sẽ ra sao? Lẽ nào lại bỏ mặc, không cứu người ta? Lẽ ra
cậu phải đưa ông ấy đi viện chắc vẫn có thể cứu sống.”
Tiểu Cầm nói trong tiếng khóc: “Nhưng lúc đó đầu mình như trống trơn,
chỉ thấy quá lo sợ, không nghĩ đến điều này. Về đến nhà rồi, mình không
dám kể lại với bố mẹ, chỉ kín đáo giặt sạch vết máu trên quần. Từ đó mình
không dám đi xe đạp, cũng không dám đi qua con đường ấy nữa. Mình cố
ép bản thân hãy quên ông già ấy đi, và dồn tâm trí cho kỳ thi đại học. Rồi
mình đã thi đỗ vào trường ta, nhưng ông già ấy đã trở thành một cơn ác
mộng của mình.”
“Cậu đừng nghĩ thế, chưa chắc ông già ấy đã chết.”
“Ông ấy có chết hay không, với mình cũng vậy thôi. Xuân Vũ, có phải
ngày trước các cậu vẫn hay thấy mình mê ngủ kêu thét lên không?”