Ta ưu tư là vì còn rất nhiều chúng sanh ương ngạnh không chịu thuần hóa
tâm tánh. Nhưng bây giờ con thệ nguyện sẽ tiếp tục hoàn thành sứ mạng
giải thoát cho những chúng sanh tạo nghiệp này thì ta đâu còn gì để ưu tư
nữa."
Lúc này có một vị Định Tự Tại Vương Đại Bồ Tát bước ra thưa với Phật
rằng: "Thưa Thế Tôn, bây giờ con muốn biết Địa Tạng Vương Bồ Tát trong
muôn ngàn kiếp quá khứ đã phát những tâm nguyện nào? Nhờ sự tán thán
của ngài mà con mới biết được người có tâm địa Bồ Đề, xin Thế Tôn hãy vì
chúng sanh mà nói cho chúng con được rõ những hằng nguyện của vị Địa
Tạng Vương Bồ Tát này."
Phật Thích Ca đáp lời: "Các ngươi hãy lắng nghe, hãy dùng ý niệm tư duy
suy nghĩ, ta sẽ phân giải lời hằng nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát cho
các ngươi được rõ.
Muôn ngày kiếp trước, có một vị Phật danh hiệu Nhất Thiết Trí Thành Tựu
Như Lai, thọ mệnh của vị Phật này là sáu vạn kiếp. Trước khi xuất gia,
ngài là quốc vương của một nước nhỏ. Nước láng giềng của ông ta cũng có
một vị quốc vương. Hai vị quốc vương của hai nước này vốn là bạn thâm
giao và cùng tu trì Thập Thiện Tịnh Hạnh để nguyện cầu lợi ích cho chúng
sanh của hai nước.
Dân chúng sống trong hai quốc gia nhỏ này thường tạo nhiều ác nghiệp. Vì
vậy mà hai quốc vương mới họp lại để nghiên cứu kế sách. Họ thảo luận
nhiều phương thức, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để dân chúng làm điều
lành bỏ điều ác. Một vị quốc vương mới phát nguyện rằng: "Tôi cố công tu
hành để chóng thành Phật, sau khi thành Phật rồi thì tôi sẽ cố gắng cứu độ
tất cả nhân dân trong nước được thành Phật, không để sót một người nào
cả." Vị quốc vương kia thì lại phát nguyện rằng: "Nếu như tôi không độ
được tất cả những chúng sanh đã tạo ác nghiệp và đang chịu nghiệp báo ở
địa ngục thì tôi nguyện không thành Phật."
Sau này vị quốc vương phát nguyện muốn nhanh chóng thành Phật quả
nhiên trở thành Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, còn vị quốc vương
muốn độ tất cả chúng sanh trước rồi mới chịu thành Phật chính là ngài Địa
Tạng Vương Bồ Tát này đây.