lượng không quân sẽ nhân dịp này đề nghị Tổng tư lệnh Navarre đình chỉ
các chuyến bay để tránh bị tàn sát. Và thế là Điện Biên Phủ cũng đi đứt vì
cuộc sống ở đây hoàn toàn phụ thuộc vào máy bay tiếp tế. Chỉ huy trưởng
báo động cho Langlais. Chỉ huy phân khu Trung tâm trả lời :
- Bigeard là người chỉ huy các lực lượng ứng cứu. Chính Bigeard mới là
người cần chỉ thị phải làm gì. Trong hầm chỉ huy, Tourret đang ngủ thì có
người đánh thức :
- Đại úy đấy ạ ? « Bruno » cần gặp đại úy tại sở chỉ huy.
- Mấy giờ rồi ?
- Mười hai giờ đêm.
Tourret đứng dậy. Thật ra, ông không ngủ vì bị chiếc bóng đèn điện treo
bằng một sợi dây ngay trên đầu làm chói mắt. Bộ mặt hốc hác vì mỏi mệt
của ông có những nét vàng võ của ngà voi dùng lâu. Cũng như phần lớn
đồng đội tiểu đoàn trưởng, Tourret ngủ rất ít. Nhưng, nếu Botella chịu đựng
được nhờ sức khỏe rắn chắc như bê tông, Guiraud nhờ sự chăm sóc của
binh lính lê dương thì Tourret chỉ có một mình để chống chọi lại bằng tinh
thần và ý thức trách nhiệm. Không phải vì niềm tin vào lối thoát của cuộc
chiến đã làm ông như vâyj. Mỗi người lính của ông bị thương, mỗi người
ính của ông bị chết ông đều cảm thấy như là nỗi đâu của mình. Nhưng
không phải như kiểu cách của Bigeard thường nhìn một cách buồn rầu như
xót xa trước việc một dụng cụ mà ông rèn đúc bị phá hủy, khi có một người
mà ông thương yêu như ruột thịt bị thương vong. Tourret tượng trưng cho
trách nhiệm được nhân cách hóa. Ông tự mình bắt buộc mình, cưỡng bức
mình, gò ép mình phải chăm sóc từng lính dù, tốt hơn nữa. Ông cho rằng
người chỉ huy không được ngủ khi những binh lính của mình, những sĩ
quan của mình còn thức hoặc chiến đấu. Trong khi đó, những cấp dưới luôn
luôn không hề biết ý chí chứa đựng dưới vóc dáng gầy guộc và bộ mặt hốc