điểm lại công việc, ngủ từ 9h đến 12h, sau đó đi đốn và trở củi về. Từ 3h
trở đi sinh hoạt tập thể, ăn cơm sau đó vác cuốc chim và xẻng ra đi tới tận
sáng hôm sau. Mặc dù pháo binh và các trận không kích của Pháp là mối
nguy thường trực nhưng mô tả của Trần Độ vẫn chỉ ra sự trái ngược giữa
lực lượng bao vây và lực lượng bảo vệ còn lại ở Điện Biên Phủ. Hơn nữa
việc đào hào vẫn còn là một công việc phải trả giá đắt. Trần Độ viết: Tuy đã
chuẩn bị xong cơ bản cho cuộc tấn công vào bốt ở phía Đông, nhưng đại
đội của Phùng vẫn tiếp tục đào thêm được khoảng 10m để củng cố lại các
lều trại, chất gỗ xung quanh và xây các đường hầm để bảo vệ chúng khỏi
đạn pháo của đối phương. Công việc này làm nhiều người phải hy sinh do
vậy đã làm tăng thêm lòng căm thù, sôi sục của hàng trăm người khác.
Công việc chuẩn bị trước khi tấn công của hai căn cứ hoả lực Bald
Mountain và Phony Mountain là kế hoạch chính cho các công binh chiến
đấu của Tướng Giáp. Từ khi Pháp bắt đầu chiếm đóng Điện Biên Phủ, Đại
tá Piroth và đám lính của ông ta đã khẳng định với De Castries rằng Tướng
Giáp sẽ không bao giờ đưa được khẩu đội pháo vào những quả đồi trọc phía
Đông Nam của Eliane 2 (Cứ điểm A1) - một trong những vị trí quan trọng
của cứ điểm. Ở một chừng mực nào đó họ đã đúng. Không một chỉ huy Việt
Minh nào có kinh nghiệm lại liều mình đưa pháo vào những vị trí lộ liễu
như vậy. Nhưng Pháp đã không tính tới khả năng của đối phương là đào các
địa đạo các đường hầm xuyên qua đồi. Vì Tướng Giáp đã đưa lực lượng tấn
công vào vị trí, nên giờ đây ông ta có thể yên tâm về vấn đề tiếp viện hoả
lực từ một số súng không giật và súng máy hạng nặng được phóng hoả từ
những sào huyệt mới đào, được ngụy trang kỹ của Phony Mountain. Cả hai
quả đồi này đều là nơi trợ giúp đắc lực cho các hoạt động của Việt Minh
cũng như hoạt động của các căn cứ hoả lực. Với Trung tá Langlais, mọi dấu
hiệu chỉ ra một cuộc tấn công lớn của Việt Minh vào các vị trí đồi phía
đông. Những chuyến thăm chớp nhoáng tới Dominique và Eliane buộc ông
ta tin rằng cần thiết phải tăng cường lính dù cho cả hai cứ điểm. Ông ta đặc
biệt lo ngại về điều kiện xuống sức của tiểu đoàn súng trường Algeri đang
nắm giữ Dominique. Con mắt thực tế của ông ta thấy được những dấu hiệu
mệt mỏi và suy giảm tinh thần của đám lính. Đại uý Jean Garandeau, chỉ