309, 310, 311B, 305, 322, 603, 604, 607
Đôminíc: Trung tâm đề kháng đồi D gồm các cứ điểm D1, D2, E1, D3, 203,
204, 507, 508
Élian: Trung tâm để kháng đồi A gồm các cứ điểm C1, C2, A1, A3, 512,
506, 511
Isaben: Trung tâm đề kháng Hồng Cúm
ĐIỆN BIÊN PHỦ MỘT NĂM SAU TRẬN ĐÁNH (phần 1)
Là học sinh cũ của trường Thiếu sinh quân, Alanh Gămbiê, tính đến tháng
7-1954 thì 23 tuổi, đã chọn đội quân lê dương, nơi rèn đúc tính cách con
người tốt nhất. Alanh là con trai của tướng Phécnăng Gămbiê, Tham mưu
trưởng của tướng Na va, Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Anh
thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 bộ binh ngoại quốc. Khi tiểu đoàn rời vùng
châu thổ sông Hồng ngày 3-1-1954 để được không vận lên Điện Biên Phủ,
không một người sĩ quan nào có thể hình dung rằng trang sử cuối của chiến
tranh Đông Dương sẽ viết ở đây trong cái thung lũng nhỏ bé của xứ Thái
mà dòng sông Nậm Rốm uốn quanh đã cắt làm đôi.
Từ cuộc tiến công của Việt Minh ngày thứ bảy, 13-3-1954, đánh vào tập
đoàn cứ điểm, ván bài đã thay đổi, Alanh Gămbiê tin rằng anh đang ở một
nơi lý tưởng với một sự kiện đặc biệt. Nhưng anh không phải là người duy
nhất. Ở cụm cứ điểm Isaben phía nam Điện Biên Phủ, trung úy bác sĩ
Êminlơ Pông thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn Angiêri, viết thư cho vợ là
Giôgiét: "Anh muốn già thêm vài ngày để biết rốt cuộc mọi việc sẽ diễn ra