ĐIỂN HAY TÍCH LẠ - Trang 209

Nguyễn Tử Quang

Điển hay tích lạ

Mật lịnh trong nhưn bánh Trung Thu

Năm 1279, Nguyên Thế Tổ là Hốt Tất Liệt - vua Mông Cổ - đem quân
đánh nhà Nam Tống ở Trung Quốc. Nam Tống đại bại bị diệt. Nhà Nguyên
làm chủ toàn bộ Trung Quốc. Lần thứ nhứt, Trung Quốc bị ngoại tộc thống
trị.
Đối với Trung Quốc, nhà Nguyên vẫn giữ quan niệm kỳ thị chủng tộc.
Trong nước bấy giờ chia làm bốn đẳng cấp: người Mông Cổ, người Sắc
Mục (chỉ người Tây Vực và Châu Âu), người Hán (chỉ người nước Liêu và
nước Kim còn sót lại). Giữa người Mông Cổ và người Hán có một chế độ
chênh lệch. Những chức vụ quan trọng về chính trị và quân sự đều tập
trung vào tay người Mông Cổ. Người Hán và người Nam chỉ được giữ
những địa vị phụ thuộc.
Hạng nho sĩ được người Trung Quốc quý trọng thì bị người Mông Cổ khinh
miệt. Họ thường có câu nói ví: "Thứ tám là đĩ, thứ chín là nho, thứ mười là
ăn mày".
Muốn đề phòng nội loạn, nhà Nguyên cấm chỉ dân Giang Nam cầm binh
khí. Trong vòng 10 nhà thì đặt giáp trưởng để giữ người Nam. Các vương
công và quan lại Mông Cổ tự do cướp ruộng đất của nông dân để làm mục
trường và nô tỳ.
Sự bức bách khắc nghiệt đó chính là một yếu tố quan trọng, tạo thành một
động lực cho phong trào nông dân bạo độc và dân tộc tranh đấu đòi giải
phóng.
Năm 1337, đời Thuận Đế nhà Nguyên, Châu Quang Khanh nổi dậy ở
Quảng Châu, Bạng Hồ ở Tín Dương Châu. Tiếp theo đó nông dân quật
khởi ở nhiều nơi khắp miền nam và miền bắc.
Năm 1351, cha con Hàn Sơn Đồng lập Bạch Liên Hội, lợi dụng tôn giáo để
tổ hợp nông dân. Đây là một giáo hội bí mật, tuyên truyền rằng: "Hoa sen
trắng (Bạch liên) nở có Phật Di Lặc giáng thế", đồng thời viết kinh sách và
phù chú để truyền bá trong dân gian. Phong trào này gây nhiều ảnh hưởng
ở Hà Nam và Giang Hoài.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.