hôm sau cũng giờ này, tại đây, nàng sẽ có quà tặng người bạn tình anh dũng
trước khi xách kiếm ra đi.
Nhưng hôm sau...
Mai Nương đến trước giờ hẹn. Nàng ngồi bên dòng suối than thở cho
duyên kiếp bẽ bàng. Rồi muốn cho người yêu hiểu lòng nàng để dứt mối
băn khoăn, nàng thấy chỉ còn cái chết mới để cho chàng yên tâm rằng Mai
Nương của chàng bao giờ cũng là vợ của chàng, dù sau này chàng vinh
quang trở về hay đã ngã gục giữa chiến trường... Nghĩ vậy, nàng khóc lóc
một lúc, gọi tên người yêu mấy lần, đoạn nhắm mắt nhảy xuống dòng nước.
Hoàng Tùng đến đúng giờ hẹn. Nhưng lạ thay, chàng ngơ ngác không tìm
ra chỗ cũ. Thì ra, cảm lòng người liệt nữ, chim muông cây cỏ trong rừng
đều khóc, nước chảy xuống nơi Mai Nương tuẫn tiết làm thành một giếng
sâu, và hai bên đầu suối bít lại. Nơi Mai Nương trầm mình bỗng biến thành
một hồ rộng rãi, im lặng bên rừng Kỳ Ngộ.
Sau khi xác nàng nổi lên, dân làng hiểu chuyện lấy làm cảm động, đặt tên
hồ này là hồ Than Thở để ghi lại phút cuối cùng của người sơn nữ đã hy
sinh cuộc đời cho người yêu yên tâm, làm tròn nghĩa vụ.
Một thi sĩ thương xót cho cảnh ngộ của đôi trai tài gái sắc trung trinh, nên
diễn thành một bài trường ca nhẹ nhàng, ai oán:
Nhớ thuở ấy lòng đau khôn xiết,
Ngó non sông dân Việt lầm than...
Cảnh bày: Nước loạn, nhà tan.
Giặc Thanh giày xéo tan hoang cõi bờ.
Rửa hận nước phất cờ vung kiếm.
Đấng anh hùng họ Nguyễn Quang Trung
Ra tay ngang dọc vẫy vùng,
Thề đâu chịu đội trời chung phen này?
Hịch chiêu hiền đó đây rộn rực,
Trống mộ quân tập kích quân thù.
Một phen giành lại cõi bờ,
Một phen dựng lại cơ đồ nhà Nam.
Hoàng Tùng vốn trang anh tuấn,