Túc túc nhập ngã nhĩ.
Cảm thời niệm phụ mẫu,
Ai thán vô cùng dĩ!
Nghĩa:
Xuân hạ, gió Hồ nổi,
Phất phất tà áo ta.
Ào ào bên tai thổi,
Cảm xúc sinh nhớ nhà,
Cùng khổ thay nông nỗi.
(Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê)
Một hôm, Tào Tháo đem quân đánh Lưu Bị, tiện đường ghé thăm. Đổng
Kỷ làm quan xa chỉ có nàng ở nhà. Nghe tin Tháo đến, nàng vội ra rước
vào. Tháo ngồi trên sập, nàng thi lễ xong chắp tay đứng hầu bên. Tháo nhìn
lên vách, chợt thấy một tấm bìa treo, có ghi bài văn bia, bèn đứng dậy bước
đến xem và hỏi nguồn gốc. Thái Diễm thưa:
- Đây là bài văn bia đề một nàng Tào Nga. Xưa đời Hòa Đế, ở vùng
Thượng Ngu có một người đồng bóng tên Tào Vu, hay lên đồng nhảy múa.
Một hôm vào ngày mồng 5 tháng 5, Vu say rượu, đứng múa may trên
thuyền, sẩy chân té xuống sông chết. Cô con gái của Vu vừa lên 14 tuổi,
quá thương cha, cứ đi dọc bờ sông kêu khóc suốt 7 ngày đêm, rồi nhảy
xuống nước mất tích. Qua 5 ngày sau, bỗng thấy nàng đội xác cha nổi lên
mặt sông. Người trong làng vớt xác cả hai chôn cất. Quan huyện Thượng
Ngu là Đỗ Thượng tâu việc ấy về triều. Triều đình khen nàng Tào Nga là
gái hiếu, truyền cho lập bia. Đỗ Thượng lại sai Hàn Đan Thuần làm bài văn
khắc vào bia để ghi lại việc ấy. Hàn Đan Thuần bấy giờ mới 13 tuổi, cầm
bút viếc ngay một hơi thành bài văn, chẳng phải sửa chữa một chữ. Đỗ
Thượng chịu là hay, cho khắc vào bia dựng bên mộ nàng Tào Nga. Thời
bấy giờ, ai đọc cũng lấy làm lạ. Tiếng văn hay đồn dậy xa gần... Phụ thân
thiếp nghe tiếng cũng tìm đến xem, gặp lúc trời tối, không nhìn thấy chữ,
phải sờ vào bia, lần từ nét mà đọc. Đọc xong, người lấy bút viết 8 chữ lớn
vào sau lưng bia. Về sau, có người khắc cả 8 chữ vào đấy.