Nguyễn Tử Quang
Điển hay tích lạ
Tuyệt Diệu Hảo Từ
Thái Diễm cũng gọi là Thái Văn Cơ, một nữ sĩ tài hoa đời Tam Quốc (220-
264). Cha nàng là Thái Ung, có tài thẩm âm vào bực nhứt cổ kim. Tương
truyền, thấy một người chụm củi, ông bảo: "Tôi nghe tiếng củi đó nổ, biết
là củi tốt, sao đem chụm cho uổng". Ông xin khúc củi về, làm một cây đàn,
tiếng rất trong.
Nàng Thái Diễm lên 8 đã giỏi đàn. Có chồng là Vệ Đạo Giới nhưng lại góa
chồng sớm, không con. Đương lúc Đổng Trác nổi loạn, nàng bị rợ phương
bắc bắt về đất Phiên, phải sống tủi nhục ở với Hung Nô. Nàng nhớ quê
hương, mới làm ra 18 khúc kèn rợ Hồ. Những bản nhạc này truyền vào
Trung Nguyên. Tào Tháo là chúa nước Ngụy, trước vốn là bạn thân của cha
nàng, nay lại thưởng thức bản nhạc, động lòng thương xót, mới sai người
đem ngàn lượng vàng lên phương bắc chuộc nàng về.
Vua đất Hồ là Tả Hiền vương vốn sợ uy thế của Tào Tháo phải cho người
đưa nàng về Hán. Tháo lại đứng làm chủ gả nàng cho Đổng Kỷ.
Khi về nước, nàng Thái Diễm có làm bài "Bi phẫn thi" dài 540 chữ, tả nỗi
long đong của nàng, lời cực kỳ thống thiết, mỗi chữ như một giọt lệ.
Dục tử bất năng đắc,
Dục sinh vô nhứt khả.
Bỉ sương giả ha cô?
Nãi lao thử ách họa!
Nghĩa:
Muốn chết mà không được,
Muốn sống thêm vất vả.
Hỡi trời xanh tội gì?
Bắt ta gặp tai họa!
Hồ phong xuân hạ khởi,
Phiên phiên suy ngã y,