ĐIỂN HAY TÍCH LẠ - Trang 163

rồi, chẳng được phép về quê thăm vợ con. Anh nhớ lắm. Phí vui vẻ nói:
- Tưởng là việc gì khó, chớ muốn thăm vợ con thì ta giúp cho. Đêm nay về
chung vui vợ con, sáng đến có mặt cho khỏi bị quan quở.
Cho là lời bỡn cợt vô duyên, anh lính tức bực bảo:
- Trông ông có vẻ tiên phong đạo cốt, tôi kính trọng ông, không ngờ ông lại
tàn nhẫn chế giễu, cười cợt trước sự đau khổ của tôi. Từ đây về quê tôi,
đường trải hàng vạn dặm lại gay go hiểm trở, phải đi trót tháng mới về đến
nơi. Thế mà ông bảo đêm nay về, sáng đến!
Phí Trường Phòng không hờn giận, vẫn vui vẻ, cười bảo:
- Ta nói thật đấy. Ta có phép tiên. Từ trước đến nay, ta vốn thọ ơn hậu đãi,
nay ta làm phép mọn để gọi là trả ơn chút ít đó.
Đoạn, bảo anh lính ngồi lên cây gậy và nhắm mắt lại, chừng nào nghe hết
hơi gió sẽ mở mắt ra. Và, khi sáng sớm cũng ngồi trên gậy trở lại, thực
hành như lúc về. Anh lính mừng rỡ, vâng lời.
Vừa trèo ngồi lên gậy xong thì gió ù ù thổi đến, anh lính nhắm chặt mắt lại.
Rồi cảm thấy thân mình nhẹ bổng như bay giữa thinh không. Thoáng chốc,
gió lặng, anh mở bừng mắt ra thì trước mắt anh quả thực đây là nhà của
mình.
Vợ chồng nhìn nhau mừng mừng tủi tủi, tưởng chừng như sống trong
mộng. Thế là đêm đó, vợ chồng mặc tình trút nỗi tâm sự những ngày xa
vắng nhớ nhau.
Rồi sáng sớm, anh lại lên gậy trở về biên thú.
Phí Trường Phòng còn giúp anh lính được nhiều lần như thế nữa.
Một thời gian lâu sau, Phí Trường Phòng ném cây gậy tre ấy ở xứ Cát Bi,
hóa ra rồng mà bay đi mất. Từ đó, người ta không tìm thấy hình bóng của
Phí đâu nữa.
Trong "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn có câu:

Hận vô Trường Phòng xúc địa thuật.
Bà Đoàn Thị Điểm diễn nôm:

Gậy rút đất dễ khôn học chước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.