Nguyễn Tử Quang
Điển hay tích lạ
Gậy rút đất
Ở núi Xuân Đài, xã Thọ Vực, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) có động Hồ
công. Phía trước động ngoảnh về sông Mã.
Trong động có hai tượng đá. Tục truyền khi xưa, có một ông già và một
thằng bé đi bán thuốc ngồi nghỉ ở đó, rồi tự nhiên biến mất. Người ta cho là
hậu thân của ông Hồ Công và Phí Trường Phòng. Bởi vậy tạc tượng để thờ.
Câu chuyện Việt Nam lại liên quan chuyện của Tàu. Vì truyện Hồ Công và
Phí Trường Phòng là truyện Tàu. Cả hai người đều là người Tàu.
"Liệt tiên truyện" chép:
Khoảng đời Tây Hán (206 trước D.L.-8 sau D.L.) có ông Hồ Công hằng
ngày bán thuốc ở chợ Trường An. Ông thường đeo một cái bầu bên hông.
Tối đến thì chun vào bầu ấy mà ngủ.
Phí Trường Phòng là người hằng ngày dâng bánh cho Hồ Công ăn, thấy thế
làm lạ kỳ. Một hôm, yêu cầu Hồ Công cho mình vào bầu thử một lần xem
sao. Hồ Công bằng lòng, đưa Phí vào bầu.
Trong bầu có những lầu đài tráng lệ, có những kẻ hầu hạ rất lịch sự trông
như cảnh thần tiên. Phí Trường Phòng cực kỳ kinh ngạc nói:
- Không ngờ đây lại chiếm riêng một cõi càn khôn.
Hồ công nói:
- Ta vốn là tiên bị trích xuống trần nên tạm ngụ ở đây.
Trường Phòng yêu cầu, xin theo Hồ công học đạo tiên. Hồ công bèn dẫn
vào núi dạy phép tu luyện. Khi từ biệt, Hồ công trao cho Trường Phòng
một cây gậy tre rút đất, có phép thâu ngắn đường đi.
Từ đấy, Trường Phòng xách gậy, rày đây mai đó, công danh phú quý gác bỏ
ngoài tai. Hàng ngày, Phí thường la cà nơi quán rượu; nhân đó quen biết
một anh lính thú. Anh này rất kính trọng Phí, và thường trút túi đãi rượu
thẳng tay.
Một hôm trên đường về chỗ trọ, Phí thấy anh lính vẻ mặt buồn bã, thỉnh
thoảng lại thở dài thườn thượt, mới hỏi cớ sự. Anh lính thú thực là ba năm