định toàn thân... không ngờ lại không toàn!
Hoàng Sào đau lòng than thở, đoạn quảy gói mang gươm lên đường, thẳng
lên Thái Hành Sơn chiêu binh mãi mã.
Non một năm, Sào chiêu mộ được trăm muôn binh thêm một số tướng tá
văn võ kiêm toàn: Châu Ôn, Thượng Nhượng, Liễu Ngạn Chương, Liễu
Ngạn Tùy, Các Tùng Châu, Đặng Thiên Vương, Mạnh Tuyết Hải. Hoàng
Sào đặt Thượng Nhượng làm quân sư và các tướng toàn Tổng binh. Thế lực
rất mạnh.
Hoàng Sào tự hiệu là Xung thiên đại tướng quân, đem hơn 10 vạn quân
đoạt được nhiều châu khác và vượt qua sông Dương Tử, xuống cướp miền
Giang Nam, ra phía đông đến Chiết Giang, lại đánh Phúc Châu, Kiến Ninh,
rồi thẳng đường xuống đoạt Quảng Châu. Ở đây, Hoàng Sào giết hại rất
nhiều nhân dân trong thành thị, cùng 20 vạn người ngoại quốc buôn bán,
gồm những giáo đồ Hồi Hồi, Cơ Đốc, Bái Hỏa và người Do Thái, người Hy
Lạp.
Sau vì miền nam có bịnh dịch, Hoàng Sào kéo quân lên bắc. Năm 880, vây
hãm Đông Đô rồi chiếm lấy Trường An, cướp phá và giết chóc những
người quý tộc, quan lại và phú hào, số không kể xiết. Vua Hy Tông bấy giờ
phải bỏ hoàng thành chạy vào đất Thục. Hoàng Sào tự xưng là Đại Tề
hoàng đế. Thật là thỏa chí bình sinh.
Hoàng Sào trước muốn cứu muôn dân ra khỏi cảnh lầm than tang tóc,
nhưng đến khi thực hành thì lại chẳng cứu muôn dân mà còn gây thảm họa
chết chóc cho nhân dân nhiều thêm nữa. Tướng Châu Ôn là bộ hạ của
Hoàng Sào lại đầu hàng quan triều. Trong số hơn 50 vạn quân của Sào, một
số chán ghét Sào bỏ chạy theo Châu Ôn. Còn vua Hy Tông sau khi trốn
chạy vào Tứ Xuyên, nhờ người Tây Đột Quyết là Lý Khắc Dụng đem quân
cứu viện. Triều Đường được trung hưng.
Năm 884, Hoàng Sào bị Lý Khắc Dụng đánh bại rồi bị tên bộ hạ ám hại tại
Biện Châu. Có sách chép là Hoàng Sào đánh trận bị thương nặng trở về tư
dinh, đâm cổ tự tử.
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn tả khí
phách của Từ Hải có câu: