ĐIỂN HAY TÍCH LẠ - Trang 34

Triều.
Trong một dịp du thuyền trên sông Trường Giang, rượu ngà say, Tháo cao
hứng nói:
- Ta năm nay đã 54 tuổi. Nếu chiếm xong Giang Nam, ta cũng được chút
vui mừng riêng. Số là trước kia ta có quen thân cụ Kiều công, được biết cụ
có 2 cô con gái, đều là trang quốc sắc thiên hương. Không ngờ về sau Tôn
Sách và Chu Du cưới mất! Nay ta đã xây đài Đồng Tước trên sông
Chương, nếu hạ được Giang Nam, ta sẽ đem hai nàng họ Kiều về đấy ở, để
vui thú năm tháng về già. Thế là ta mãn nguyện!
Để khích Chu Du là đô đốc Đông Ngô đánh Tào Tháo, Khổng Minh sửa
đổi câu thứ 7 của bài phú "Đồng Tước đài" của Tào Thực. Nguyên văn là:
Liên nhị kiều vu đông tây hề,
Nhược trường không chi đế đống.

Nghĩa là:
Bắc hai cầu tây đông nối lại
Như cầu vồng sáng chói không gian.

Đó là nói: hai bên đài Đồng Tước còn có hai đài phụ là Ngọc Long, Kim
Phượng, và có hai cái cầu bắc nối vào đài giữa như hai cầu vồng trên lưng
trời. Tào Thực dùng hai chữ "đế đống" (hay "chuế đống") là có ý so sánh
đài Đồng Tước với cung A Phòng nhà Tần. Trong bài "A Phòng Cung Phú"
của Đỗ Mục đời nhà Đường, có câu: "Trường kiều ngọa ba, vị vân hà long?
Phức đạo hành không: bất tễ hà hồng?" (Cầu dài vắt ngang sông: chưa có
mây sao có rồng? Hai đường bắc trên không: không phải mưa tạnh, sao có
cầu vồng?)
Nhưng Khổng Minh lại đổi ra:
Lãm nhị Kiều ư đông nam hề,
Lạc triêu tịch chi dữ cộng.

Nghĩa là:
Tìm hai Kiều nam phương về sống,
Vui cùng nhau giấc mộng hồi xuân ...

Khổng Minh đem chữ "kiều" (cầu) đổi ra chữ "Kiều" (nàng họ Kiều), đổi
chữ "Tây" ra chữ "Nam", đổi chữ "liên" ra chữ "lãm"; còn câu sau thì đổi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.