Nguyễn Tử Quang
Điển hay tích lạ
Ma Rồng gặp Trâu Bồ Tát
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu
Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước
trong vắt. Bên sông có nhà ông chài tên Trương Lão, cạnh rừng có nhà ông
tiều tên Lý Định. Cả hai vốn bạn thân và đều học giỏi, nhưng không thích
chuộng công danh mà chỉ lấy nghiệp ngư tiều làm thú.
Một hôm, cả hai ra chợ người bán củi, kẻ bán cá tôm vào quán đối ẩm.
Xong, cùng dắt nhau về. Dọc đường, Trương nói với Lý:
- Này anh Lý! Tôi nghĩ kẻ giành danh vì danh bỏ mạng, người cướp lợi bởi
lợi liều mình. Mang ơn vua như bọc rắn mà đi, ăn lộc chúa như ôm hùm mà
ngủ. Kể ra thì họ đều thua chúng ta cả. Non xanh nước biếc, thong thả
thảnh thơi, lạt lẽo qua ngày tuy không vinh mà khỏi nhục.
Lý Định cười, tán thành nói:
- Anh Trương phân phải lắm. Tuy vậy nước biếc còn thua núi xanh đây.
Trương Lão mỉm cười đáp lại:
- Nhưng tôi lại xem non xanh chưa bằng nước biếc đấy!
Cả hai nhìn nhau cất tiếng cười.
Rượu bấy giờ thấm say, hồn thơ bắt đầu nhóm dậy, Lý Định vui vẻ bảo
Trương Lão:
- Chúng mình cũng đã theo đòi nghiên bút, hôm nay lại đồng cảm hứng về
cuộc sống của con người, vậy thiết nghĩ, mình cũng nên làm thơ liên vịnh
thử nào?
Trương Lão gật gù:
- Được. Vậy là hay lắm.
Hai người vừa đi vừa ngâm. Đến ngã tẻ, cả hai bái nhau từ giã. Trương Lão
khôi hài, nói:
- Anh Lý ơi! Đi lên rừng phải coi chừng hùm cọp cho lắm. Nếu anh có
mạng hệ nào, thì ắt là tôi: ngày mai đầu chợ thiếu bằng hữu đó anh.
Lý Định nghe nói phát giận nhưng bật cười nói: