Bấy giờ trời đổ tối, trăng thượng tuần lố mọc, vua Rồng không về phủ, lững
thững nửa lừng, chờ đến canh ba, hiện vào cung cấm. Thấy vía vua Thái
Tông đi dạo, vua Rồng đến phủ phục, thuật lại sự tình rồi cầu xin cứu
mạng. Nhà vua thương tình chấp thuận lời yêu cầu.
Sáng lại, nhà vua mời Ngụy Trưng vào cung đánh cờ, cố ý trì hoãn cho mãn
ngày để Ngụy Trưng không rảnh mà giết vua Rồng có tội. Nhưng giữa lúc
Ngụy Trưng và nhà vua say sưa trước bàn cờ, thì Ngụy Trưng bỗng gục đầu
xuống bàn ngáy pho pho. Thái Tông cho thừa tướng mệt mỏi nên vẫn để
yên...
Giữa lúc ấy, bỗng có người xách đầu Rồng Bạch, máu chảy đầm đề, vào
quỳ tại sân chầu, báo cho nhà vua biết là đầu Rồng từ trên trời sa xuống tại
ngã tư, thật là điềm lạ. Ngụy Trưng lúc ấy cũng vừa tỉnh dậy, nhà vua đem
chuyện đầu Rồng thình lình rớt xuống rồi hỏi duyên cớ. Ngụy Trưng tâu rõ
sự tình. Nguyên đêm hôm rồi, Ngụy Trưng tiếp được chiếu của Ngọc
Hoàng ra lịnh giờ ngọ ngày mai phải chém Rồng Bạch phạm tội tại sông
Kinh. Vì thiên cơ bất khả lậu, nên trong lúc hầu cờ phải giả ngủ để xuất
hồn đi chém...
Vua Thái Tông đã chót hứa mà không cứu được vua Rồng nên lấy làm
không vui.
Vua Rồng bị xử tử, lấy làm tức giận, cho Lý Thái Tông sai lời hứa, nên tay
vịn đầu máu me lênh láng, rồi đêm đến, đột nhập vào cung, kêu Thái Tông
đòi thường mạng. Đồng thời xuống Diêm vương đầu cáo.
Truyện trên đây thuật theo quyển "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân. Theo
"Tây du ký" của họ Ngô thì ma Rồng xuống âm phủ kiện vua Lý Thái
Tông, Diêm vương phải mời hồn Thái Tông xuống để đối chất. Chuyện còn
dài ... Người đọc truyện "Tây du diễn nghĩa" đều biết.
Nhưng tiếp theo câu chuyện trên, có người viết khác
"Bấy giờ trăng thượng tuần vàng vọt chiếu trên dải đồng xanh, ma Rồng
nương theo gió lơ lửng trên không, thẳng đường tiến xuống địa phủ. Nhưng
thình lình hắn dừng lại, lấy làm ngạc nhiên vì nhìn thấy một con trâu đương
cặm cụi kéo chiếc cày to, theo sau là một thằng bé đương đẩy cày. Trâu có
ừ mệt nhọc, vậy mà còn bị thằng bé dùng roi tre to đập vào mông, vào đít