đứt các đường rút về của Thục, như vậy chỉ trong vòng một tháng, Thục sẽ
bị tuyệt lương, quân chết đói hết.
Khổng Minh vẫn nhận thấy điều đó cho nên chọn tướng đem binh giữ Nhai
Đình. Mã Thốc xin đi. Khổng Minh nói:
- Nhai Đình chỉ là một mảnh đất nhỏ, nhưng can hệ vô cùng. Nếu chỗ ấy
thất thủ thì cả đại quân ta nguy hết đường cứu! Ngươi tuy thâm thông mưu
lược nhưng hiềm nơi ấy không có thành quách, lại cũng chẳng có thế hiểm
nào mà dựạ Khó giữ vô cùng.
Thốc nói:
- Tôi làu thuộc binh thơ từ nhỏ lại cũng biết phép dùng binh, lẽ nào không
giữ nổi một chỗ như Nhai Đình.
Thấy Thốc cương quyết xin đi và lập "quân lịnh trạng" nên Khổng Minh
phát cho 2 vạn 5 ngàn tinh binh và cho thêm một thượng tướng là Vương
Bình trợ giúp. Khổng Minh lại kêu Bình vào dặn dò riêng:
- Ta vốn biết ngươi bình sinh cẩn thận nên mới đem việc này phó thác cho.
Vậy phải thận trọng đề phòng. Đóng trại ở Nhai Đình thì phải đóng chặn
ngang đường chính yếu, khiến giậc không đi qua lọt. Hạ dinh trại xong, hãy
vẽ ngay đường lối bốn mặt tám phương và hình thế địa lý, lập thành bản đồ
đầy đủ, gởi về cho ta xem. Ngoài ra, việc gì cũng phải bàn nhau kỹ càng rồi
hãy làm, chớ có coi thường. Nếu giữ được nơi ấy an toàn tức là được công
đầu trong việc đánh chiếm Trường An vậy.
Mã Thốc và Vương Bình kéo quân lên đường rồi, nhưng Khổng Minh còn
cẩn thận sai thêm tướng giỏi dẫn binh đóng giữ phía đông bắc và phía sau
Nhai Đình để tiếp cứu khi Nhai Đình bị nguy.
Mã Thốc, Vương Bình đến Nhai Đình, trước hết đi quan sát địa thế đóng
quân. Thốc xem xét rồi cười nói:
- Sao Thừa Tướng cẩn thận đến thế! Một nơi ven núi thế này, quân Ngụy
đâu dám bén mảng tới.
Vương Bình nói:
- Dù quân Ngụy không dám đến, ta cũng phải đóng trại vào chỗ ngã năm
kia để canh giữ năm mặt đường.
Nói rồi truyền quân sĩ đi đẵn cây đóng trại, tính kế giữ lâu dài. Mã Thốc