đưa bằng xe hơi ra bờ sông, khoảng cách hơn 2 cây số, vườn cây rất vắng,
cho nạn nhân xuống xuồng máy chở đi. Rõ ràng họ cần bắt sống đưa đến
một nơi nào đó. Có thể đến bờ sông đại tá Năm tưởng có cơ hội thoát thân,
đã chống cự, buộc họ phải giết thôi. Chỉ để giết, chúng đã giết ngay tại nhà
chẳng khó khăn gì. Hiện trường bị mưa lớn, rồi lực lượng quân địa phương
dẫm, lội, xóa hết dấu vết, lộn xộn khó phân tích chính xác.
Vũ nghĩ đến tướng Mai Hữu Xuân từng làm sở Liêm phóng cho người
Pháp. Pháp trở lại lần thứ hai ông ta lại được quân đội Pháp tuyển dụng đào
tạo thành sĩ quan, cả chục năm chỉ huy ngành tình báo, an ninh, giỏi nghiệp
vụ. Nghe ông phân tích Vũ cũng nhận thấy khá sát đúng thực tế diễn tiến.
Anh tán dương:
- Thiếu tướng suy diễn quá nhanh, chính xác thật, xin khâm phục. Theo tôi,
có đủ hiện tượng chứng tỏ bọn Lê Quang Tung, Dương Văn Hiếu ý định
bắt đại tá Năm đưa đi chỗ nào đó khai thác trước, chúng cần tìm điều chúng
cần biết, để sau đó sát hại dìm sông khi xuồng máy đưa đến nơi thuận lợi.
Có thể chúng cũng bị bất ngờ, khi ra đến bờ sông đại tá Nạm biết là nguy
hiểm đã chống cự cầu thoát, buộc chúng phải ra tay giết chết. Như vậy
trong bọn họ đã có mặt hoặc Tung, hoặc Hiếu, chúng đủ thẩm quyền mới
hạ thủ liền tay.
- Có thể, như thế đấy - Tướng Xuân như tự nói với minh - Phải có vấn đề
nghiêm trọng gì đó buộc họ phải giết người, lại là một đại tá, phải tính đến
hậu quả chứ? Loại trừ dành quyền lực, tiền bạc, rõ ràng không phải tư thù,
vậy là vì nguyên nhân gì nhỉ?
Tướng Xuân quay sang nhìn Vũ, chợt hỏi:
- Ông nghĩ sao về vụ này?
Vũ lắc đầu:
- Khó hiểu thật! Tôi đang nghĩ tới, ngoài các yếu tố thường tình buộc người
ta phải giết người, đại tá Năm còn có vấn đề nhiệm vụ...
Tướng Xuân như reo lên:
- Ông có lý. Chúng ta phải xem xét phía ủy hội quốc tế kiểm soát đình
chiến, nơi ông Năm được cử giữ chức vụ Trưởng phái đoàn Việt Nam. Cái
ủy hội có danh không thực, cả Mỹ, cả ông Diệm đã phá bỏ hiệp định