chiến dịch gài máy nghe trộm trong khắp toà nhà sứ quán. Từ đó nảy sinh
một mối lơ ngại khác. Phải chăng khoá mật mã an ninh quốc gia đã bị đối
phương giải được?
Tháng 9-1987, nhóm điều tra Amace soạn thảo một báo cáo, trong đó đề
nghị phải siết chặt hơn nữa các biện pháp bảo vệ an ninh trong nội bộ FBI.
Báo cáo này chỉ ra rằng có thể một số những đổ vỡ có nguyên nhân từ
Howard, nhưng không phải là tất cả. Vụ việc liên quan đến toà nhà sứ quán
Mỹ tại Moscow vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn, nhưng những dấu
hiệu thu thập được cho thấy có thể đi tới một kết luận rằng đã có một sự
xâm nhập của điệp viên đối phương, mà không phải là trong FBI!
Vậy thì chỉ còn có một nơi khác: CIA. Nhưng trong khi CIA cũng khẳng
định rằng cơ quan này bị mất một số nguồn tin của chính mình thì những
dấu hiệu thu thập được tỏ ra khá sơ sài. Cũng không hề có một tiếng
chuông báo động nào đáng kể được gióng lên từ Langley. Cho dù thế nào đi
nữa thì FBI cũng chẳng bao giờ lại tự mình thực hiện một cuộc điều tra về
CIA nếu như không được mời. Vào thời điểm đó thì đúng là FBI đã không
được mời thật!
***
Nhưng nay, vào cái buổi chiều ngày 8- 11-199l, khi mà thời tiết bên ngoài
cũng lạnh lẽo và u ám như 5 năm trước đó, Caruso lại được triệu đến phòng
Phó trợ lý giám đốc FBI phụ trách chiến dịch. Tại đó đã có mặt Ray
Mislơck, người đứng đầu bộ phận mà Camso đang làm việc và Gấu Bryant,
mới được bổ nhiệm làm Trưởng Văn phòng FBI tại Washington.
Caruso được thông báo rằng ông ta đã được chọn để tham gia vào một cuộc
điều tra gián điệp lớn và hết sức phức tạp. Nớ cũng có nghĩa rằng ông ta
được phép tự chọn lấy các nhân viên điều tra của mình. Caruso được hoàn
toàn tự do hành động. Vấn đề là ở chỗ đã có một sự xâm nhập của đối
phương vào sâu trong hàng ngũ CIA và gây ra vô sớ những vụ bắt bớ cũng
như hành quyết các nguồn tin điệp báo quý giá. Không nghi ngờ gì nữa là
cả FBI lẫn CIA đều phải chịu những thiệt hại nặng nề bởi sự xâm nhập này.
Và đó là một điệp viên.
Những nguyên nhân như sai sót trong điều hành chiến dịch, việc tiêu pha