mặc đồng phục thì anh đã có hai bộ quần áo đủ để thay đổi. Anh khăng
khăng giữ quan niệm: đàn ông mặc quần áo sạch sẽ là được, còn chuyện
làm điệu làm đỏm là của chị em phụ nữ. Vì thế, Điền Ca cũng chỉ mua
những thứ lặt vặt không thể thiếu như bít tất, quần đùi, áo lót… Tuy vậy, về
phương diện này, mỗi năm hầu bao của cô cũng mất một khoản không nhỏ.
Người lớn mặc xuề xòa một chút không quan trọng, nhưng con cái thì phải
đầy đủ. Trẻ con chưa phát triển hoàn thiện về mặt tâm lý, nếu để con mặc
quần áo rách rưới giữa đám bạn váy áo điệu đà thì không chỉ ảnh hưởng tới
tâm lý của con mà bố mẹ cũng chẳng đẹp mặt gì.
Càng ngày Điền Ca càng có ít thời gian rỗi cho mình, và áp lực cuộc
sống cũng lớn hơn rất nhiều. Điền Ca cũng không còn cách nào khác, cô
đành phải tư duy theo kiểu “nghìn vàng tiêu hết rồi trở lại”[1] như thời
thiếu nữ để tự an ủi bản thân. Cô cũng như rất nhiều bạn bè xung quanh,
sau khi lập gia đình, đều phải đối mặt với những vấn đề thiết yếu của cuộc
sống, gắng gượng ứng phó và phiền muộn với biết bao chuyện: con cái mỗi
ngày một lớn, học mẫu giáo thì chạy vào lớp Một thế nào? Rồi cấp Hai, cấp
Ba, đại học, lại còn chuyện kết hôn nữa, làm sao có nhiều tiền như vậy để
cung ứng cho nó?
[1] Đây là một câu thơ trong bài Tương Tiến Tửu của Lý Bạch
Lúc nào Điền Ca cũng ở trong tình trạng bận tối mắt tối mũi như con
kiến chuyển nhà, quanh năm suốt tháng cần mẫn làm việc. Cô cắt giảm chi
tiêu, chắt bót từng tí, nhưng khó khăn lắm mỗi năm cô mới để dành được
hai ba vạn tệ, ấy thế mà, không do chuyện này thì lại có chuyện nọ, chút
tiền nhỏ nhoi ấy lại vỗ cánh mà bay, và rồi tất cả đều quay về con số không
một lần nữa.
Có thể nói rằng, mấy năm nay vất vả cực khổ, ngoài việc tăng nhân
khẩu ra thì về phương diện kinh tế, gia đình cô cũng không gặt hái được
thành tựu gì, vẫn chẳng có của cải dư dả, cuộc sống eo hẹp túng thiếu. Có
một giai đoạn, Lý Dương mê cá độ bóng đá ném vào đó không ít tiền. Điền