Bước đi trong làn gió biển nhè nhẹ, Lệ Sảnh cảm thấy buồn tê tái.
Phong cảnh hữu tình khẽ đánh thức miền ký ức đang ngủ yên, cô chợt nhớ
lại những ngày ở bên Xuân Phong, anh thường xuyên đưa cô đến đây ăn
trưa vì cô rất thích không gian và cách phục vụ của nhà hàng. Ở đây, cô
được tiếp đón như một vị khách quý, thực sự giàu có. Từ khi Xuân Phong
qua đời, cô chưa quay lại nơi này, bởi lẽ không có người bạn nào hào
phóng mời cô, còn Tông Nguyên mặc dù không phải là người nghèo túng,
anh từng đến đây ăn nhưng lại nói với giọng rẻ rúng: “Có bệnh mới tới chỗ
đó ăn. Trừ phi có người đãi thì đi.”
Quảng Vận là khách quen của nhà hàng, sớm đã quen dùng cơm hạng
sang nên khi Lệ Sảnh ngỏ lời mời lão đến đây, lão hồ hởi nhận lời ngay. Dù
sao người ta chịu ra đây là nể mặt cô rồi, cô không thể để cho người ta trả
tiền nhưng vừa nghĩ tới hóa đơn thanh toán tiền cô đã xót ruột bấm bụng
chịu đựng. Lần trước hai người gặp nhau, Xuân Phong làm chủ tiệc, cả
nhóm cùng đi chơi golf, sau đó anh lái xe đưa mọi người tới đây ăn hải sản
tươi.
Chuyện xảy ra cách đây một năm, lần này gặp lại Cuc trưởng Vận, Lệ
Sảnh vẫn tỏ ra tôn trọng lão.
Lệ Sảnh tôn trọng Quảng Vận vì, thứ nhất tuổi của lão lớn gấp đôi tuổi
cô. Đúng ra cô phải gọi Quảng Vận là chú xưng cháu. Tuy nhiên, ở trước
mặt lão tuyệt đối không được thốt ra từ “chú”, bằng không lão sẽ rất khó
chịu. Người đàn ông này cũng năm mươi bảy năm mươi tám tuổi rồi, tóc
nhuộm đen nhánh, răng vàng ệch nhưng lão đâu đã chịu thừa nhận mình
già. Lần trước Quảng Vận đi cùng một cô gái đôi mươi mà vẫn cứ một điều
anh hai điều anh ngọt xớt. Thứ hai, Quảng Vận xuất thân từ một gia đình
tiểu tư sản ở thành phố khác phiêu dạt đến Thanh Đảo, từ chỗ làm cán bộ
trong cơ quan nào đó của thành phố, sau hai ba chục năm phấn đấu, lão
ngoi lên làm cấp trên, đi tới đâu cũng được người ta tiếp đãi như thượng