THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO
NÃO NGƯỜI RẤT KHÓ NẮM BẮT; nếu dùng hình ảnh ví von thì hành trình
khám phá bộ não con người cũng khó khăn như khi bạn thám hiểm lưu vực sông
Amazon vậy. Với vốn hiểu biết ít ỏi về khoa học thần kinh mà tôi có trước khi bắt tay
vào viết Buyology, tôi đã tự hài lòng và cảm thấy bớt căng thẳng hơn khi đọc công
trình của Susan Greenfield, một giáo sư của Đại học Oxford về dược lý. Đó là những
cuốn sách rất mạch lạc, vô cùng đáng đọc có tên gọi là Bộ não Người: Hướng dẫn
tìm hiểu (The Human Brain: A Guided Tour - London: Phoenix/Orion Books, 1998)
và Câu chuyện về Bộ não người (A Brain Story – London: BBC Worldwide, 2000), đó
là những công cụ rất hữu dụng, đã giúp tôi có được những hiểu biết sơ lược về một bộ
phận cơ thể người không hề đơn giản. Chúng cũng liên tục nhắc nhở tôi nhớ rằng, thật
là kỳ diệu, con người là động vật có “trí óc” biết xử lý những vấn đề phức tạp, biết tư
duy và khám phá đến tận cùng “bộ não” của chính nó (chỉ cần tưởng tượng nếu bàn
chân của bạn có thể tự quan sát chính bàn chân của nó).
Thêm vào đó, là những lập luận vững chắc của Rita Carter, xuất hiện trong cuốn sách
Lập bản đồ Trí óc (Mapping the Mind – Berkeley: University of California Press,
1999) đã giúp tôi hiểu rõ hơn sơ đồ não bộ của con người. Trí óc con người hoạt
động thế nào (How the Mind Works) của nhà khoa học đầy kinh nghiệm Steven
Pinker (New Yorrk: W.W.Norton, 1999) cũng là một cuốn sách trí tuệ và xuất sắc về
khoa học bộ não con người. Tôi không có lời nào để ca ngợi 4 cuốn sách này hơn
nữa.
Nhưng vẫn luôn có những khoảnh khắc, sau khi đọc xong một cuốn sách, khi bạn
vẫn muốn tiếp tục tìm hiểu nhưng lại không thể đặt những câu hỏi còn đang vướng
mắc trong lòng với tác giả. Đó là lý do gì sao tôi lại phải tiếp tục nói lời cảm ơn tới
Tiến sĩ Gemma Calvert và Tiến sĩ Richard Silberstein và những người đồng sự của họ,
những người đã giải đáp những thắc mắc của tôi, bất kể những thắc mắc ấy ngờ