đến các buổi giảng một cuốn sổ tay trong đó ngài phác họa những chủ đề cho các
khóa học về chữa bệnh mà ngài cho là “tinh túy nhất của sự chữa lành bệnh tật”.
Vì không thể giảng hết các chủ đề tại Auckland, Rinpoche đã tiếp tục hoàn tất
chúng trong các buổi giảng kế tiếp ở Trung tâm Mahamudra, cũng ở New
Zealand. Mặc dù bản phác họa các chủ đề đó không được đề cập đến trong khóa
học ở viện Tara, nhưng rõ ràng các chủ đề đó đã là dàn bài của khóa học này.
Các chủ đề đó cũng tạo nên dàn bài của Phần Một sách này. Chủ đề đầu tiên bao
gồm hai chương đầu, nhằm thúc đẩy người đọc có lòng tin vào những lợi ích của
các kỹ thuật thiền định thông qua các câu chuyện nói về những người đã khỏi
bệnh nhờ sự thực hành này. Chương ba phát triển chủ đề thứ hai, tức là sự cần
thiết phải phá vỡ những khái niệm cố hữu về sự thường hằng. Điều này có nghĩa
là ta chấp nhận rằng dù người ta có mắc bệnh hiểm nghèo hay không cũng đều là
như nhau trước sự kiện cái chết có thể xảy ra cho bất kỳ ai và bất cứ lúc nào.
Chủ đề thứ ba được giảng giải trong chương bốn, đề cập đến việc xem xét mục
đích tối hậu của cuộc đời, vốn không chỉ là khỏe mạnh, sống lâu, mà còn là cứu
giúp mọi chúng sinh hữu tình thoát khỏi khổ đau và mang hạnh phúc đến cho họ.
Chủ đề này được giảng giải cặn kẽ hơn trong ba chương kế tiếp.
Chủ đề thứ tư được chia thành hai phần, chỉ rõ rằng mọi sự đều do tâm. Phần
đầu tiên liên quan đến tiến trình gán đặt tên gọi lên sự vật (định danh) của tâm,
được đề cập trong hai chương tám và chín, và phần thứ hai nói về nghiệp
(karma) được thảo luận trong chương mười.
Kế tiếp là chủ đề then chốt, sự chuyển hóa tư tưởng, trong đó các vấn đề bất ổn
được chuyển hóa thành hạnh phúc bằng cách nghĩ đến những khía cạnh có lợi
của chúng. Chủ đề này được đề cập trong ba chương tiếp theo.
Chủ đề cuối cùng là pháp thiền định cho và nhận (Tiếng Tây Tạng là tong-len),