ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 111

ĐỀN THỜ

MIẾU THÀNH HOÀNG

Ở về phía Tây tỉnh thành, địa phận thôn Bình-tạo, huyện Kiến-hưng,

khi xưa có miếu thờ vị thần Thành-Hoàng bổn xứ. Miếu này cùng với Đàn
Xã-Tắc cũng ở gần đấy, đều là nơi tôn nghiêm, dân chúng hướng ngưỡng
chiêm bái rất thành kính, trọng vọng.

Tiền đường gồm có ba gian, trang hoàng rực rỡ, khói hương thờ phụng

nghi ngút quanh năm. Xây dựng từ năm Thiệu Trị thứ 2 (Nhâm Dần 1842).
Đến năm Tự Đức thứ 2 (Kỷ Dậu 1849) sửa sang lại.

Tại xã Kim sơn, thuộc quận Long-định ngày nay, vẫn có ngôi miếu

Thành Hoàng. Tương truyền đây là nơi thờ một viên Xá Trưởng (Có sách
chép là Xã Trưởng thì sai, chính là Xá chứ không phải là Xã, vì có chức Xá
sai, tục gọi là Ông Xá. Có lẽ viên Xá Trưởng này là Mai-bá-Hương, người
đã được các vua Gia-Long, Minh Mạng và Tự-Đức phong thần tử nghĩa).

Viên Xá Trưởng được giao trọng trách vận tải lương thực cho quân ta

đang giao chiến với quân Xiêm trong trận Rạch-Gầm (xã Kim sơn). Vào
năm 1750, thuyền chài chở quân lương của ông bị quân Miên bao vây. Ông
cho lịnh đục thuyền chìm rồi chết theo, không để quân Miên bắt và thâu
lương thực. Triều đình truy phong làm Thành Hoàng.

MIẾU THỜ THẦN BÃO TỐ (Hà dương thủy phủ chi thần)

Nơi vàm Mân (sông Cửu Long), thuộc làng Hòa-Khánh, quận Sùng-

Hiếu (Cái Bè) có miếu thờ thần bão tố, xây bằng gạch.

Khúc sông này rất nguy hiểm cho tàu bè, nước xoái do các triều-lưu

mấy nhánh sông Cửu-Long đổ đến, vô cùng tai hại lúc trời nổi cơn giông.
Bởi thế ngày xưa dân chúng đã xây dựng ngôi miếu để thờ vị thần linh ngự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.