ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 112

trị giông bão. Mỗi chủ ghe qua lại nơi đây đều phải đốt pháo chào vị thần
tại miếu, hoặc thành tâm khấn nguyện thì mới yên cho.

Tương truyền có một viên tri phủ là Hồ trung Dinh, một hôm kinh lý

qua vàm Mân, thuyền bị sóng to gió lớn. Ông ra lịnh ghé thuyền và lên bờ
ngắm cảnh, quan sát hình thể khúc sông và đất đai chốn nầy.

Đứng trước ngôi miếu nhỏ bằng cây lợp lá, dáng hoang tàn, trên cửa có

tấm biển đề « Phong ba miếu ». Ông khấn vái : « Nếu quả thật thần Phong
ba linh thiêng, xin cho sóng lặng gió êm. Ông sẽ trùng tu miếu võ. » Lời
nguyện của ông được linh ứng ngay. Ông bèn ra lịnh cho các quan địa
phương xây lại ngôi miếu, đổi tên lại là « Hà dương thủy phủ chi thần »
(Thần bão tố) thay vì « Phong ba miếu » (miếu sóng gió).

Lần lần ngôi miếu được giới ghe thương hồ mở rộng và xây cất thêm

đẹp đẽ, mỗi năm hễ đến những ngày 22, 23 tháng 3 và mùng 9, mùng 10
tháng 10, khi đáo lệ kỳ yên thì giới thương hồ lũ lượt kéo đến cúng bái linh
thần.

ĐỀN THỜ PHÚ-THỌ

Trên con đường vào Đồng tháp Mười, tại xã Mỹ-Lợi thuộc quận Sùng-

Hiếu (Cái Bè) có đền thờ Phú-Thọ, kiến trúc theo lối Ấn-Độ. Đền này do
các Ông chủ đất đầu tiên hùn tiền dựng lên để ghi ân Tổng-Đốc Trần-bá-
Lộc, vì đã giúp ích cho nông nghiệp tại vùng Đồng Tháp bằng cách đào
kinh đắp đập.

VỊ CỔ PHẬT BẰNG ĐÁ

Tỉnh Định-Tường ngày nay còn lưu lại một di tích quý giá mà ít người

biết đến, đó là vị cổ Phật bằng đá hiện nay trong xã Phước-Yên, sau đổi là
Phước Lộc và sau này đổi là Hưng-Mỹ-Thạnh thuộc quận Long-Định.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.