ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 121

Tất cả bọn trẻ đều đồng ý với nhau và thực hành nguyện ước ấy. Lâu

ngày chầy tháng, chủ đất hay được quở trách đám trẻ và toan triệt hạ cảnh
chùa kia ; nhưng lạ thay ! hễ mó tay dẹp phá đi, sau đó chừng có đấng vô
hình nghiêm phạt không cho. Gia quyến chủ đất khấn vái và hứa cất chùa
lại nơi đám đất ấy, tự nhiên trong nhà vô sự bình yên. Do như linh thính, xa
gần dần đến chiêm ngưỡng, rồi dân làng hiệp nhau cất lên một ngôi chùa
nhỏ bằng cây lá, thờ cốt Phật bằng đất với tất cả lòng thành dâng hương lễ
bái.

Một hôm, có vị tu sĩ tên Nguyễn-phước-Chánh, pháp danh Nguyệt-

Hiền đến trụ trì tại chùa, sửa sang lại thêm rộng rãi, đặt tên chùa là Long-
Tuyền tự (Có nghĩa là « Suối rồng »). Bá tánh khắp vùng đến qui y thọ giáo
càng ngày càng nhiều. Chư sơn đại đức trong tỉnh bèn tặng Ngài Nguyệt-
Hiền là Hòa thượng trụ trì.

Khoảng năm Ất Tị (1775), chúa Nguyễn Ánh tránh mặt Tây-Sơn chạy

vào Nam, xuống tới Định-tường. Náu mình trong bộ y phục dân dả, Ngài
cùng với năm sáu vị quan theo hầu đến xin tá túc nơi chùa Long-Tuyền.

Mặc dầu không rõ Ngài là ai, nhưng Hòa thượng trụ trì cũng sẵn lòng

thương cảm bao dung, vì của chùa vốn chẳng hẹp ai. Gặp khi chúa Nguyễn
đau yếu, Hòa thượng cũng tự tay chẩn mạch hốt thuốc điều trị cho rất tận
tình.

Một đêm, có chim linh bay vần vũ quanh chùa, kêu la inh ỏi mãi

dường báo điềm gì. Thấy lạ, Hòa thượng đánh tay xem điều hung kiết thế
nào. Đoán biết sẽ có sự chẳng lành cho khách lạ phương xa, Hòa Thượng
ngậm ngùi bảo chúa Nguyễn :

– Quý khách nên xa lánh chốn này, ở lâu ắt có chuyện chẳng lành xảy

ra.

Chúa Nguyễn chỉ ngại Tây-sơn sẽ dò ra tông tích của Ngài, nên vâng

theo lời khuyên, nửa đêm từ giã lên đường, thẳng tới làng Long-Hưng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.