Vị trí ngôi chùa nầy nằm trên một gò đất cao, chung quanh có nhiều
cây me cổ thụ gốc hai ba người ôm mới giáp. Cảnh vật u tịch, bóng mát tối
ngày. Theo lời đồng bào Phật tử địa-phương kể lại, ngôi chùa đã có trên 200
năm, có thể so sánh với chùa Sắc tứ ở Xoài hột (Rạch gầm), chùa Phật Đá ở
Bà Bèo, Phù-dung ở Cái-bè. Chùa Bà Kết vẫn đáng liệt vào hạng xưa nhất ở
tỉnh Mỹ-tho, tuy nhiên không tiếng tăm bằng các chùa trên.
Tương truyền nơi làng Bình-phan trước kia có cái gì kêu là gò Bà Kết,
tên một người đàn bà Miên trú ngụ tại đây, từng làm nhiều việc công đức,
phước thiện. Và cũng chính Bà Kết đã dựng lên ngôi chùa trong Vùng,
mang tên bà.
Chùa này đã trãi qua lắm cơn binh biến, nhiều phen bị phá hủy, chỉ còn
lại cái nền đó thôi.
Các bô lão sùng đạo đã chạnh lòng hoài cổ, từng hiệp nhau xây dưng
lại để làm nơi thờ phượng uy nghi. Khoảng năm 1945, đoàn Thanh-niên
tiền phong Định-tường đã dùng nơi nầy làm trụ sở. Khi quân Pháp trở lại,
chúng đã kéo quân xuống Chợ Gạo, đánh phá các vùng kế cận và phóng
hỏa thiêu rụi ngôi chùa. Lúc các Phật-tử động lòng hoài niệm, đem chôn
giấu các tượng Phật cổ theo lối điêu khắc của người Miên.
Qua năm 1949, tình hình nơi quận Chợ Gạo đã tạm yên. Bổn đạo mới
làm đơn xin phép Quận-trưởng để lạc quyên số tiền xây dựng ngôi chùa cổ
kính này lại.
Quí vị đã có công tu tạo ngôi tam bảo lần thứ ba nầy, chúng tôi được
biết như sau :
Quí ông : Nguyễn-vinh-Ba, Nguyễn Hoàng Phi, Võ Văn Gia, Nguyễn-
văn-Sen, Nguyễn-văn-Nhơn, Võ văn Lành, Nguyễn-văn-Hương.
Quí bà : Nguyễn-thị-Đợi, Nguyễn-thị Của, Trần-thị-Lầu.
Và còn rất nhiều người đạo tâm, chúng tôi chỉ kể một số tượng trưng.