Ngày khởi công trùng tu, khi đào đất chung quanh để đấp cho cao ráo
xây nền, sâu xuống độ 1 m, bỗng phát giác dưới từng sâu có vô số gạch xưa
dính liền dưới đất như một thành trì gì của cựu trào chôn vùi dưới lòng đất.
Số gạch lấy lên được có đến mấy muôn, đem dùng xây nền chùa, xây tường
chung quanh mà cũng không hết. Mỗi cục gạch dài chừng ba tấc, ngang một
tấc rưỡi.
Chúng tôi đến quận Chợ Gạo sưu tầm tài liệu, được biết câu chuyện hi
hữu như vậy. Đồng thời theo các bô lão đến chiêm ngưỡng cảnh chùa xưa
nói trên. Hầu giúp quý độc giả có tinh thần hiếu cổ được thỏa ý phần nào
trong sự tìm hiểu.
BẾN THUYỀN NGÀY XƯA
Với một đại hồng chung cổ dưới mé sông
Tìm hiểu qua chuyện xưa tích cũ của tỉnh Định-Tường, chúng tôi được
nghe các bô lão tại làng Bình Phan, thuộc quận Chợ Gạo ngày nay, thuật lại
câu chuyện một đại hồng chung xưa nằm dưới bờ rạch làng Hòa Thạnh giáp
với làng Hòa an, có vẻ huyền bí lạ kỳ.
Dọc theo con rạch thiên nhiên thuộc địa phận hai xã Hòa-thạnh, Hòa-
an, lúc đàng cựu ghe thuyền thường hay đậu nghỉ mát. Và có những chiếc
đò ngang thường chực sẵn, đưa du khách sang sông. Do đó đồng bào dân
chúng địa phương gọi là « Bến thuyền » thành danh cho đến ngày nay.
Khi quân đội Pháp chiếm đóng tỉnh Mỹ Tho, quang cảnh Bến thuyền
dần dần thay đổi. Cho đến năm Đinh-tỵ 1907, chính quyền địa phương bắt
đầu cho khởi công đào con kinh Kỳ-hôn, mở đường thông thương cho ghe
tàu xuôi ngược trên kinh, chuyên chở hàng hóa từ Sài-gòn Chợ-lớn xuyên
qua các tỉnh, đổ ra sông Cửu-long. Đồng thời, con rạch Bến thuyền cũng
hoàn toàn thay đổi khác xưa. Vì khi mở trục giao thông đường thủy kia,
người Pháp nghĩ ngay đến việc chở đá hàn ngang một khúc rạch Bến