ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 213

Đường thẳng ngựa biêu chân ngán bước
Rạch cùng cá lội mến quên sông.
Tướng văn giỏi kẻ thêu rồng cọp
Miễu võ thờ tay trí bá tòng
Cứng cát thú quê vui tục cũ
Thềm dâu ruộng lúa dễ cho không.

Nguyễn-Liên-Phong cũng có lúc ngụ cư đất Thuộc-nhiêu, giao du rất

thân mật với Học Lạc. Khi có người ngoài chợ vàm Rạch Gầm rước ra đó
dạy học, Nguyễn Liên Phong từ tạ ra đi, Học Lạc tiễn hành một bài thơ, tâm
tình gắn bó xiết bao với cảnh Thuộc nhiêu :

Le the một cụm Thuộc Nhiêu giồng
Chân bước ra đi mắt lại trông
Chỉ nhện lăng nhăng cò vướng cánh
Bãi lau lẫn bẫn cá quên sông.
Tấm lòng qua lại cầu Bà bếp
Khúc ruột quanh co rạch Lão tòng
Hai chữ tương tư đây nặng gánh
Nước non thăm thẳm biết hay không ?

Bài này và bài trên của Học Lạc đều chung mấy vận, càng chứng tỏ

tấm lòng yêu mến Thuộc-nhiêu biết ngần nào. Vả chăng, Thuộc-nhiêu quả
thật đáng được nhắc nhở, vì nơi đây còn là quê quán của ông Cử Đa, người
đã đóng góp tâm huyết vào cuộc kháng Pháp và về sau đi tu trên núi Tà Lơn
thành đạo (chúng tôi đã có riêng bài ông Cử Đa ở phần Huyền thoại).

Rồi đến Vĩnh Kim càng nổi bật hơn. Vĩnh Kim đã mang tên thơ mộng

Sầm-giang, lại còn có tên nôm na là Chợ Giữa, vì Vĩnh-Kim nằm giữa các
xã Kim-sơn, Song-thuận, Long-hưng, Đông-hòa, Bình-trưng, Bàn-Long.

Nữ sĩ Đỗ Liên Tư, người Vĩnh-long, cháu ruột cụ Bồng-dinh Nguyễn

văn Sỏi, đề vịnh về Vĩnh-Kim rất thâm trầm, nơi đây có « tao-đàn Sầm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.