ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 28

và được triều đình Huế âm thầm khích lệ. Vì thế cuộc thương thuyết giữa
Nguyễn-bá-Nghị, khâm sai đại thần, với Thiếu tướng Pháp Bonard không
có kết quả.

Pháp quân bắt đầu triệt thoái, những đồn binh nhỏ như Gia-thành, Cà

hôn, kế đó là Gò-Công, Chợ-Gạo.

Tháng 11 năm Tân-dậu (1861) quân Pháp tiến đánh Biên-Hòa rồi

chiếm đồn Bà-Rịa.

Tháng 3 năm Nhâm Tuất, quân Pháp sang đánh Vĩnh-Long, lúc đó do

Tổng-đốc Trương-văn-Uyển cai trị. Vĩnh Long thất thủ, triều đình Huế ở
vào thế chiến bại nên ngày 5-6-1862 phái đoàn Phan-thanh-Giản và Lâm-
duy-Hiệp ký kết với Bonard một Hòa ước, gọi là Hòa ước năm Nhâm Tuất,
nhượng cho Pháp ba tỉnh miền đông : Biên-hòa, Gia-định, Định-Tường và
đảo Côn-Nôn.

Mất ba tỉnh miền Đông, lòng dân càng công phẫn những cuộc kháng

Pháp càng gia tăng. Riêng về tỉnh Định-Tường có những cuộc kháng chiến
quan trọng của hai nhà nghĩa sĩ :

– Thủ khoa Huân tức Nguyễn hữu Huân (1863-1874) và

– Thiên hộ Dương, tức Nguyễn duy Dương

2

(1865-1866) mà chúng tôi

sẽ nói sau với nhiều chi tiết.

Ngoài ra, còn có nhiều cuộc kháng chiến lẻ tẻ, chúng tôi chép sau đây :

I.–PHỦ CẬU

Phủ Cậu (không biết rõ chắc là tên gì) hoạt-động mạnh trong vùng Cai-

Lậy, lập tổng hành dinh tại vùng Thuộc nhiêu và Nhị Quí, và từ đó phái
quân đánh phá các đồn binh Pháp, nhứt là đồn Cai Lậy bị công hãm thường
hơn hết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.