ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 29

Viên tham biện Pháp hồi bấy giờ là Đại tá hải quân phải thân hành đôn

đốc quân Pháp hành quân chống lại quân của Phủ cậu.

Đến ngày 6-1-1862 Phủ cậu chuẩn bị đánh đồn Cái Bè, nhưng lại bị

quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Đại úy hải quân Rieunier bao vây giữa
Cái Bè và Cai Lậy và chẳng may ông Phủ Cậu bị bắt và bị xử giảo ngày
hôm sau (7-1-1862).

Cái chết của Phủ Cậu càng thúc đẩy sức kháng Pháp của người Việt

Nam và các cuộc tấn công ngày càng gia tăng.

Ngày 10-1, nhiều toán nghĩa quân từ Gò Công đến công phá các đồn

binh Pháp, chận đường tiếp tế lương thực quân nhu, thiêu hủy trung tâm
Rạch Cà hôn (xã Xuân đông, quận Chợ Gạo).

– Ngày 22-1, công hãm đồn Rạch Gầm, đánh phá cùng một lượt 4 đồn

Cái Bè, Cai Lậy, Thuộc Nhiêu, Rạch Gầm trong 28-1-1862.

Trong việc tảo thanh nghĩa quân kháng chiến, lập được nhiều công

trạng nhứt đối với Pháp là Trần-bá-Lộc, nguyên là đội nhứt, được thăng Tri
huyện năm 1865 và về sau thăng Đốc phủ sứ và hàm phong Tổng Đốc tỉnh
Thuận-Khánh.

Trần bá Lộc được ủy thác quyền hành chánh trong vùng Cái Bè và Cai

Lậy (gồm các quận Sùng hiếu, Giáo đức và Khiêm Ích ngày nay).

Huyện đường đặt tại Cái-Bè, sau đổi qua Cần Lố (Sadec).

2.–PHAN-LIÊM, PHAN-TÔN

Tháng 11, 1867, hai người con của Phan-thanh-Giản là Phan Tôn và

Phan-Liêm nổi lên chống Pháp tại Bến Tre. Cuộc khởi nghĩa lan tràn qua
Mỹ-tho nhờ uy tín cụ Phan, dân quân hưởng ứng đông đảo, xây đồn đắp lũy
khắp nơi.

Phan-Tôn và Phan-Liêm thất bại, xuống thuyền ra Bình-Thuận.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.