ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 37

Và tòa Tháp gọi là Tháp Mười là công trình kiến trúc của vua Phù

Nam Gunavarman là con vua Jayavarman để kỷ-niệm sự lấp hào vũng, lập
một thính đường để tôn thờ dấu chơn của Vishnou Thiên thần.

KHÁNG CHIẾN : THIÊN HỘ DƯƠNG LÀ NGƯỜI THẾ
NÀO ?

Theo tài liệu ông Nguyễn văn Hầu

11

thì Thiên-Hộ Nguyễn-duy-Dương

(hay Võ-duy-Dương) là người miền Nam, một nhà hào phú nhơn mộ quân
đồn điền được 1.000 quân nên được cụ Nguyễn tri Phương phong làm
Thiên hộ.

(Vào năm 1860 cụ Nguyễn tri Phương phụng mạng triều đình Huế vào

Nam tổ chức cuộc chống Pháp, mộ quân lập đồn điền, đặng thực hiện cuộc
trường kỳ kháng chiến, như Gia Cát Khổng Minh xưa lập đồn điền làm kế
lâu dài phạt Ngụy).

Thiên hộ Dương là một người tài kiêm văn võ, sức mạnh hơn người,

một tay nhổ nổi một cây tra mở to (để đập giập làm lạt buộc những bè ngăn
tàu Pháp trên sông rạch).

Ông còn cử nổi năm trái linh

12

, hay tay hai trái, hai nách kẹp hai trái

và miệng cắn một trái, nên được nhiều người kính phục mà gọi là Ngũ linh
Thiên hộ.

Hưởng ứng lời kêu gọi của vua Tự-Đức và các ông Nguyễn tri Phương

và Phạm thế Hiển, Thiên hộ Dương kéo cờ Cần-Vương, tổ-chức những bộ
đội du kích, phục kích, cướp đồn giựt súng và thẳng tay trừng trị bọn Việt
gian mãi quốc cầu vinh.

Tổng hành dinh của Thiên hộ Dương đặt tại trung tâm cánh Đồng xung

quanh cái Tháp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.