ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 46

binh Kiều suốt mấy năm trời. Oanh liệt làm cho Pháp quân điêu đứng và
trung tâm ấy thời bấy giờ vào năm 1866 thuộc tỉnh Định-Tường

17

.

Từ ngày quân Pháp xâm chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa, rồi cắt sáu tỉnh

của Nam triều ra manh múng làm hai mươi tỉnh nhỏ đến ngày nay, dưới
chánh thể Cộng hòa, mấy tỉnh nầy lại nhiều phen thay đổi tên và ranh giới,
sáp nhập rồi phân chia mà lập thành một số trên 20 tỉnh, thì Định-Tường
bây giờ nhỏ không bằng phân nửa Định-Tường xưa, giáp ranh với các tỉnh
sau đây :

– Tây bắc : Kiến-Tường, tức là Mộc hóa cũ.
– Đông bắc : Long-an, là Tân-an sáp nhập với Cholon.
– Đông : Gò-Công, có tên là Khổng-tước nguyên dưới Nam triều.
– Tây : Kiến-Phong, tức là quận Cao-Lãnh cũ.
– Nam : Vĩnh Long.
– và Đông Nam : tỉnh Kiến Hòa.

Mặc dầu ngày nay, Định-Tường không còn rộng lớn bao la như xưa,

song còn giữ nhiều đặc tính về lịch sử, cũng như về địa-lý.

Là một tỉnh cố cựu, được khai thác từ lâu (bọn người Tàu lưu vong đến

sanh cư lập nghiệp nơi đây từ năm 1679), Định-Tường là một trong các tỉnh
phong phú nhất Nam-phần, Định-Tường là một trong những mạch máu nối
liền trung tâm thủ đô và các tỉnh miền Đông và miền Tây, về trục giao
thông rất thuận, chở hàng hóa vô Cấp, muốn chạy Nam Vang, Lào thì phải
vòng xuống biển Gò-Công đổ lên cửa Đại sông Cửu-Long Định-Tường, rồi
xuyên qua các tỉnh miền Tây Vĩnh-Long Sadec Long-Xuyên, Châu đốc,
Tân Châu rồi thẳng Nam-Vang. Tỉnh Định-Tường tốt về Địa lý.

Nhờ có sông Tiền giang mà thông suốt ra biển, có lẽ trong một tương

lai gần đây, tỉnh lỵ Định-Tường sẽ trở thành một hải cảng quan trọng của
Nam phần Việt-Nam với bộ mặt huy-hoàng để nói lên một tỉnh trù phú của
tiền giang, so sánh với Cần Thơ người ta tặng cho là Tây Đô, Định-Tường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.